Mẫu Phiếu phân tích sử dụng thuốc mới nhất hiện nay? Việc sử dụng thuốc được quy định như thế nào?
Mẫu Phiếu phân tích sử dụng thuốc mới nhất hiện nay?
Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 3547/QĐ-BYT năm 2021 thì mẫu Phiếu phân tích sử dụng thuốc mới nhất hiện nay có dạng như sau:
Tải mẫu Phiếu phân tích sử dụng thuốc mới nhất hiện nay
Việc sử dụng thuốc được quy định như thế nào?
Việc sử dụng thuốc được quy định tại Điều 75 Luật Dược 2016 như sau:
Sử dụng thuốc
1. Sử dụng thuốc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Sử dụng thuốc ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:
a) Người sử dụng thuốc có quyền lựa chọn cơ sở bán lẻ thuốc để mua thuốc; thực hiện theo đúng hướng dẫn đã ghi trong đơn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán lẻ thuốc;
b) Người kê đơn thuốc có trách nhiệm hướng dẫn sử dụng các thuốc được kê trong đơn và chịu trách nhiệm về đơn thuốc đã kê;
c) Cơ sở bán lẻ thuốc phải hướng dẫn sử dụng thuốc cho người sử dụng.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thành lập Hội đồng liên ngành xác định nguyên nhân và đối tượng chịu trách nhiệm trong trường hợp thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng.
Theo đó, việc sử dụng thuốc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Và việc dụng thuốc ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng những điều kiện sau:
+ Người sử dụng thuốc có quyền lựa chọn cơ sở bán lẻ thuốc để mua thuốc; thực hiện theo đúng hướng dẫn đã ghi trong đơn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán lẻ thuốc.
+ Người kê đơn thuốc có trách nhiệm hướng dẫn sử dụng các thuốc được kê trong đơn và chịu trách nhiệm về đơn thuốc đã kê.
+ Cơ sở bán lẻ thuốc phải hướng dẫn sử dụng thuốc cho người sử dụng.
Sử dụng thuốc (Hình từ Internet)
Ai có quyền quy định chi tiết việc ghi tờ hướng dẫn sử dụng thuốc?
Người có quyền quy định chi tiết việc ghi tờ hướng dẫn sử dụng thuốc được quy định tại Điều 61 Luật Dược 2016 như sau:
Nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường
1. Nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường phải thể hiện các nội dung sau đây:
a) Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Dạng bào chế, trừ nguyên liệu làm thuốc;
c) Thành phần, hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng dược chất, dược liệu của thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nhãn của thuốc cổ truyền thuộc Danh mục bí mật của Nhà nước và của thuốc gia truyền được phép không thể hiện một số thành phần dược liệu, hàm lượng, khối lượng dược liệu và phải có dòng chữ “Công thức sản xuất thuốc là bí mật nhà nước” hoặc “Công thức sản xuất thuốc là bí mật gia truyền”;
d) Quy cách đóng gói;
đ) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất;
e) Tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu;
g) Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, ngày sản xuất;
h) Hạn dùng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
i) Điều kiện bảo quản và thông tin cần thiết khác theo quy định.
2. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc là một phần không thể tách rời của nhãn thuốc và có đầy đủ thông tin quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 1 Điều này và được thể hiện bằng tiếng Việt, trừ trường hợp thông tin không thể dịch ra tiếng Việt hoặc dịch ra tiếng Việt không có nghĩa.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc; quyết định việc thay đổi hạn dùng của thuốc đã ghi trên nhãn thuốc trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.
Như vậy, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc là một phần không thể tách rời của nhãn thuốc được thể hiện bằng tiếng Việt, trừ trường hợp thông tin không thể dịch ra tiếng Việt hoặc dịch ra tiếng Việt không có nghĩa, và tờ hướng dẫn phải có đầy đủ thông tin sau:
+ Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
+ Dạng bào chế, trừ nguyên liệu làm thuốc.
+ Thành phần, hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng dược chất, dược liệu của thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nhãn của thuốc cổ truyền thuộc Danh mục bí mật của Nhà nước và của thuốc gia truyền được phép không thể hiện một số thành phần dược liệu, hàm lượng, khối lượng dược liệu và phải có dòng chữ “Công thức sản xuất thuốc là bí mật nhà nước” hoặc “Công thức sản xuất thuốc là bí mật gia truyền”.
+ Quy cách đóng gói.
+ Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất.
+ Hạn dùng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
+ Điều kiện bảo quản và thông tin cần thiết khác theo quy định.
Người có quyền quy định chi tiết việc ghi tờ hướng dẫn sử dụng thuốc là Bộ trưởng Bộ Y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?