Mẫu phiếu hẹn khám lại theo Thông tư 01? Thủ tục hẹn khám lại được quy định như thế nào theo Thông tư 01?
Mẫu phiếu hẹn khám lại mới nhất theo Thông tư 01?
Mẫu phiếu hẹn khám lại của cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mới nhất hiện nay là mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 01/2025/TT-BYT có dạng như sau:
Tải về Mẫu phiếu hẹn khám lại của cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mới nhất
Thủ tục hẹn khám lại được quy định như thế nào theo Thông tư 01?
Thủ tục hẹn khám lại được quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2025/TT-BYT cụ thể như sau:
Người bệnh được cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hẹn khám lại trong trường hợp cần tiếp tục theo dõi tình trạng bệnh hoặc kiểm tra lại kết quả của đợt khám, điều trị đó theo yêu cầu chuyên môn theo thủ tục sau đây:
(1) Cơ sở khám chữa bệnh ghi nội dung, lịch hẹn khám lại trong Phiếu hẹn khám lại (bản giấy hoặc bản điện tử) theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc ghi trong đơn thuốc, giấy ra viện (bản giấy hoặc bản điện tử) cho người bệnh (gọi chung là Phiếu hẹn khám lại).
(2) Phiếu hẹn khám lại bản giấy có đóng dấu treo của cơ sở khám chữa bệnh trên góc trái, phía trên và chữ ký của bác sỹ điều trị. Phiếu hẹn khám lại bản điện tử có chữ ký số của bác sỹ điều trị. Mỗi Phiếu hẹn khám lại chỉ sử dụng 01 (một) lần.
(3) Cơ sở khám chữa bệnh ghi nội dung, lịch hẹn vào sổ lịch hẹn khám lại hoặc trên dữ liệu điện tử của cơ sở khám chữa bệnh để theo dõi, đối chiếu khi cần thiết.
(4) Người bệnh có trách nhiệm đến cơ sở khám chữa bệnh đúng thời gian ghi trên Phiếu hẹn khám lại. Trường hợp người bệnh không thể đến đúng thời gian hẹn thì cần liên hệ với bác sỹ điều trị hoặc cơ sở khám chữa bệnh để đặt lịch hẹn khác phù hợp.
(5) Số lần hẹn khám lại được thực hiện theo yêu cầu chuyên môn sau mỗi lượt khám chữa bệnh. Chỉ được hẹn khám lại một lần sau khi kết thúc một đợt điều trị.
Mẫu phiếu hẹn khám lại theo Thông tư 01? Thủ tục hẹn khám lại được quy định như thế nào theo Thông tư 01? (hình từ Internet)
Nhà nước có những chính sách gì về khám chữa bệnh?
Các chính sách của Nhà nước về khám chữa bệnh được quy định tại Điều 4 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 gồm:
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hoạt động khám chữa bệnh; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động khám chữa bệnh.
- Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây:
+ Phát triển cơ sở khám chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Khám chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
+ Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu và chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ;
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám chữa bệnh.
- Khuyến khích thực hiện hợp tác công tư; thực hiện ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Cơ sở khám chữa bệnh được ưu đãi về tín dụng để đầu tư nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập không chia mà để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám chữa bệnh.
- Đầu tư cơ sở khám chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận được xác định thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
- Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề giữa các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước.
- Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người hành nghề.
- Có chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý, quản trị bệnh viện.
- Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám chữa bệnh trong hoạt động khám chữa bệnh.
- Kế thừa và phát huy y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
- Kết hợp quân y và dân y trong khám chữa bệnh.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/08022025/hen-kham-lai.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/XU/11/18/mau-giay-hen-kham-lai-moi-nhat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LA/27-09-2022/giay-hen-kham-lai.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong thời gian chờ nhận kết quả thu hồi giấy đăng ký sang tên xe thì chủ xe có được giữ lại biển số xe để sử dụng không?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật là gì? Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật gồm những dự án nào?
- Tạm dừng khai thác đường cao tốc là gì? Trường hợp nào tạm dừng khai thác đường cao tốc theo quy định?
- Phương thức nghị luận là gì? Ví dụ về phương thức nghị luận? Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm yêu cầu gì?
- Dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng là gì? Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có phải lưu giữ thông tin của người chơi?