Mẫu phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin mới nhất hiện nay là mẫu nào? Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ thì cơ quan nhà nước phải làm gì?
Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ thì cơ quan nhà nước phải làm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Tiếp cận thông tin 2016 về giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin như sau:
Giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin
Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin thông báo về thời hạn, địa điểm, hình thức cung cấp thông tin; chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax (nếu có) và phương thức, thời hạn thanh toán; thực hiện việc cung cấp thông tin theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương này.
Như vậy, khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ thì cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin thông báo về thời hạn, địa điểm, hình thức cung cấp thông tin, chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax (nếu có) và phương thức, thời hạn thanh toán, thực hiện việc cung cấp thông tin theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương này.
Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ thì cơ quan nhà nước phải làm gì? (Hình từ internet)
Mẫu phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 13/2018/NĐ-CP về các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu như sau:
Các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu
1. Các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gồm:
a) Mẫu Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 01a hoặc Mẫu số 01b;
b) Mẫu Phiếu tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 02;
c) Mẫu Phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 03;
d) Mẫu Thông báo gia hạn yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 04;
đ) Mẫu Thông báo từ chối yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 05.
2. Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật tiếp cận thông tin thì phải kèm theo văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan. Mẫu văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo quy định trên thì mẫu phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin mới nhất hiện nay được thực hiện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2018/NĐ-CP.
Dưới đây là hình ảnh mẫu phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin mới nhất hiện nay:
Tải về Mẫu phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin mới nhất hiện nay.
Nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không thể xác định được tính chính xác của thông tin do mình nắm giữ thì phải giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật Tiếp cận thông tin 2016 về xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu không chính xác như sau:
Xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu không chính xác
1. Trường hợp phát hiện thông tin do mình cung cấp không chính xác thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện, cơ quan nhà nước có trách nhiệm đính chính và cung cấp lại thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin cho rằng thông tin được cung cấp là không chính xác thì có quyền yêu cầu cơ quan đã cung cấp thông tin cung cấp lại thông tin chính xác.
Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan đã cung cấp thông tin có trách nhiệm xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho người yêu cầu; nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải đính chính và cung cấp lại thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không thể xác định được tính chính xác của thông tin do mình nắm giữ thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đề nghị của người yêu cầu cung cấp thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải đề nghị cơ quan tạo ra thông tin xem xét. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan tạo ra thông tin phải xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải gửi kèm theo thông tin chính xác.
Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời, Ủy ban nhân dân cấp xã phải đính chính lại thông tin hoặc thông báo cho người yêu cầu cung cấp thông tin biết.
Theo đó, trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không thể xác định được tính chính xác của thông tin do mình nắm giữ thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đề nghị của người yêu cầu cung cấp thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải đề nghị cơ quan tạo ra thông tin xem xét.
Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan tạo ra thông tin phải xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải gửi kèm theo thông tin chính xác.
Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời, Ủy ban nhân dân cấp xã phải đính chính lại thông tin hoặc thông báo cho người yêu cầu cung cấp thông tin biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?
- Gợi ý quà tất niên tặng cho đối tác, khách hàng, nhân viên cuối năm thiết thực? Có bắt buộc phải tặng quà tất niên cho nhân viên không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng đợt 3 2 2025? Bao nhiêu năm tuổi Đảng thì được trao huy hiệu?