Mẫu Lời chúc 20 tháng 10 cho mẹ hay, ngắn gọn và đầy ý nghĩa? Trách nhiệm của con cái đối với mẹ?
Mẫu Lời chúc 20 tháng 10 cho mẹ hay, ngắn gọn và đầy ý nghĩa? 20 tháng 10 ngày Phụ nữ Việt Nam có phải là ngày lễ lớn của đất nước?
Ngày 20 10 được xem là Ngày Phụ nữ Việt Nam. Đây là ngày kỷ niệm nhằm tôn vinh vai trò và sự cống hiến của phụ nữ Việt Nam trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 được chính thức công nhận vào năm 1930 khi Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (sau đổi tên thành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) được thành lập.
Ngày này cũng là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đối với những người phụ nữ, từ các bà, các mẹ đến các chị em, và gửi tặng những lời chúc tốt đẹp, hoa, quà.
Có thể tham khảo mẫu Lời chúc 20 tháng 10 cho mẹ hay, ngắn gọn và đầy ý nghĩa dưới đây:
(1) "Mẹ ơi, con chúc mẹ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và xinh đẹp. Cảm ơn mẹ đã luôn yêu thương và chăm sóc chúng con." (2) "Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, con kính chúc mẹ luôn tươi cười, an vui và hạnh phúc. Mẹ mãi là người phụ nữ tuyệt vời nhất trong lòng con." (3) "Mẹ là người phụ nữ đẹp nhất, đảm đang nhất và yêu thương con nhất. Con yêu mẹ nhiều lắm!" (4) "Chúc mẹ ngày càng trẻ đẹp, vui vẻ và hạnh phúc. Con luôn biết ơn vì có mẹ trong đời." (5)"Mẹ ơi, con chúc mẹ luôn vui vẻ, mạnh khỏe và bình an. Cảm ơn mẹ vì tất cả những hy sinh và tình yêu vô bờ bến dành cho chúng con." ... |
TẢI VỀ: Xem đầy đủ 20 Mẫu Lời chúc 20 tháng 10 cho mẹ hay, ngắn gọn và đầy ý nghĩa
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn trong nước gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10 không thuộc một trong những ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Mẫu Lời chúc 20 tháng 10 cho mẹ hay, ngắn gọn và đầy ý nghĩa? Trách nhiệm của con cái đối với mẹ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Ngày 20 tháng 10 năm 2024 là thứ mấy? Trách nhiệm của con cái đối với mẹ được quy định như thế nào?
Theo lịch dương tháng 10 2024 như trên, ngày 20 tháng 10 năm 2024 (nhằm ngày 18 9 âm lịch 2024) rơi vào chủ nhật.
Trách nhiệm của con cái đối với mẹ được quy định tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của con
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Và theo quy định tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:
Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Theo đó, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ được quy định như sau:
(1) Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
(2) Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
(3) Con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Sau khi ly hôn, mẹ có các quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái?
Sau khi ly hôn, cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. (Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
- Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. (Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. (khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Căn cứ theo Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên: Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.
Như vậy, mẹ có những quyền và nghĩa vụ đối với con cái theo quy định nêu trên sau khi ly hôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?