Mẫu Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề là mẫu nào? Tải về mẫu Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề mới nhất hiện nay?

Mẫu Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề là mẫu nào? Tải về mẫu Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách ghi mẫu Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề như thế nào? - câu hỏi của anh T. (Hà Giang).

Mẫu Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề là mẫu nào? Tải về mẫu Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề mới nhất hiện nay?

Mẫu Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề mới nhất hiện nay là Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2022/NĐ-CP.

Dưới đây là hình ảnh mẫu Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề:

Hợp đồng thuê mua nhà ở riêng lẻ

TẢI VỀ mẫu Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề mới nhất 2023

Hướng dẫn cách ghi mẫu Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề như thế nào?

Cách ghi mẫu Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề được hướng dẫn theo quy định tại Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2022/NĐ-CP như sau:

1 - Ghi các căn cứ liên quan đến việc mua bán, cho thuê mua nhà ở. Trường hợp Nhà nước có sửa đổi, thay thế các văn bản pháp luật ghi tại phần căn cứ của hợp đồng này thì bên bán phải ghi lại theo số, tên văn bản mới đã thay đổi.

2 - Ghi tên doanh nghiệp, cá nhân bán, cho thuê mua nhà ở; nếu là cá nhân thì không cần có các nội dung về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

3 - Nếu là tổ chức thì ghi các thông tin về tổ chức; nếu là cá nhân thì ghi các thông tin về cá nhân, nếu có nhiều người mua là cá nhân cùng đứng tên trong hợp đồng thì tại mục này phải ghi đầy đủ thông tin về những người cùng mua nhà ở; không cần có các nội dung về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

4 - Nếu là tổ chức thì ghi số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề

Mẫu Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề là mẫu nào? Tải về mẫu Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)

Đối với chủ sở hữu nhà ở liền kề là cá nhân trong nước thì có các quyền như thế nào?

Đối với chủ sở hữu nhà ở liền kề là cá nhân trong nước thì có các quyền được quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở 2014 như sau:

Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:
a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;
c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;
đ) Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;
e) Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;
g) Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;
h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.
...

Theo đó, đối với chủ sở hữu nhà ở liền kề là cá nhân trong nước thì có các quyền sau đây:

- Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;

- Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;

- Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;

- Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

- Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;

- Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;

- Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

Nhà ở liền kề
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Diện tích tiêu chuẩn nhà ở xã hội đối với nhà ở liền kề thấp tầng tối đa là bao nhiêu? Trường hợp nào có thể mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội?
Pháp luật
Mẫu Thông báo khởi công xây dựng công trình nhà ở liền kề mới nhất hiện nay? Hướng dẫn điền thông báo?
Pháp luật
Mẫu Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề là mẫu nào? Tải về mẫu Hợp đồng thuê mua nhà ở liền kề mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà ở liền kề
1,254 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà ở liền kề

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà ở liền kề

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào