Mẫu hợp đồng thuê khoán công việc là mẫu nào? Một số lưu ý khi doanh nghiệp ký hợp đồng thuê khoán công việc với người lao động?
- Doanh nghiệp ký hợp đồng thuê khoán công việc với người lao động thì có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
- Mẫu hợp đồng thuê khoán công việc là mẫu nào? Một số lưu ý khi doanh nghiệp ký hợp đồng thuê khoán công việc với người lao động?
- Doanh nghiệp giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Doanh nghiệp ký hợp đồng thuê khoán công việc với người lao động thì có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 về hợp đồng lao động như sau:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
…
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Như vậy, hiện nay, pháp luật về lao động vẫn chưa có định nghĩa nào cụ thể về hợp đồng thuê khoán công việc.
Theo đó, nếu xét về bản chất của hợp đồng thuê khoán công việc thì:
Trường hợp 1: nếu trong trong hợp đồng thuê khoán công việc có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Đối với trường hợp này doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo quy định.
Trường hợp 2: hợp đồng thuê khoán công việc chỉ là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc về nội dung công việc khoán việc.
Theo đó, bên nhận khoán việc có nghĩa vụ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu trong hợp đồng thuê khoán công việc, và có trách nhiệm bàn giao kết quả của công việc cho bên khoán việc (bên giao khoán công việc) khi hoàn thành công việc được giao.
Còn bên khoán việc (bên giao khoán công việc) sẽ nghiệm thu kết quả công việc và có trách nhiệm thanh toán thù lao cho bên nhận khoán công việc theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng khoán việc đã giao kết.
Như vậy, bản chất hợp đồng này là hợp đồng dịch vụ và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Do đó, doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Doanh nghiệp ký hợp đồng thuê khoán công việc với người lao động thì có phải đóng bảo hiểm xã hội không? (Hình từ Internet)
Mẫu hợp đồng thuê khoán công việc là mẫu nào? Một số lưu ý khi doanh nghiệp ký hợp đồng thuê khoán công việc với người lao động?
Hiện nay pháp luật về lao động không quy định về mẫu hợp đồng khoán công việc, dưới đây là mẫu hợp đồng khoán công việc (chỉ mang tính chất tham khảo):
Tải về Mẫu hợp đồng thuê khoán công việc.
Lưu ý: khi doanh nghiệp ký hợp đồng thuê khoán công việc với người lao động thì cần phải tiến hành rà soát lại toàn bộ nội dung hợp đồng để xác định rằng:
Trong trong hợp đồng thuê khoán công việc không có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.
Mục đích của việc rà soát này là để tránh việc doanh nghiệp có thể gặp rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính trong việc:
- Giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động.
- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động (khoản 1 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Doanh nghiệp giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động:
Theo đó, giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động thì có thể bị phạt như sau:
- Từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường 2025? Mức phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường theo Nghị định 168?
- Mẫu bản khai sử dụng hệ thống chống hà mới nhất là mẫu nào? Hệ thống chống hà trên tàu biển phải chịu các hình thức kiểm tra nào?
- Lỗi đi ngược chiều xe máy, xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Xe nào được đi vào đường ngược chiều?
- Công trình nào phải lập quy trình bảo trì công trình xây dựng? Quy định về thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo Nghị định 06?
- Mức giảm thuế GTGT 2025 chính thức tại Nghị định 180 giảm thuế 2025? Hiệu lực Nghị định giảm thuế 2025 thế nào?