Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh trong doanh nghiệp mới nhất hiện nay? Hợp đồng góp vốn kinh doanh là gì?
Góp vốn là gì? Hợp đồng góp vốn kinh doanh là gì?
Góp vốn là gì?
Góp vốn được giải thích tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Hợp đồng góp vốn kinh doanh là gì?
Hiện nay, tại Luật Doanh nghiệp 2020, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản liên quan không có khái niệm về "Hợp đồng góp vốn kinh doanh".
Tuy nhiên, có thể hiểu hợp đồng góp vốn kinh doanh là văn bản pháp lý được ký kết giữa các bên tham gia, trong đó một hoặc nhiều bên cam kết góp vốn vào một dự án hoặc doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh. Hợp đồng này xác định rõ ràng tỷ lệ góp vốn, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên, cũng như cách thức phân chia lợi nhuận và xử lý rủi ro.
Trong hợp đồng góp vốn kinh doanh có thể bao gồm các thông tin như:
- Các bên tham gia: Thông tin về cá nhân hoặc tổ chức góp vốn.
- Số tiền góp vốn: Giá trị cụ thể mà mỗi bên sẽ đóng góp.
- Tỷ lệ sở hữu: Phần trăm vốn góp tương ứng với quyền lợi trong doanh nghiệp.
- Quyền và nghĩa vụ: Các quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong việc quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh.
- Phân chia lợi nhuận: Cách thức chia sẻ lợi nhuận và xử lý lỗ, nếu có.
Hợp đồng góp vốn kinh doanh giúp bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia và tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh chung.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh trong doanh nghiệp mới nhất hiện nay? Hợp đồng góp vốn kinh doanh là gì? (Hình từ (Internet)
Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh trong doanh nghiệp mới nhất hiện nay?
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản có liên quan không quy định về mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh, tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể tự soạn thảo văn bản này.
Theo đó, doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh sau đây:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Lưu ý: Biểu mẫu chỉ mang tính chất tham khảo
Những tài sản nào được dùng làm tài sản góp vốn? Quy định về định giá tài sản góp vốn như thế nào?
Những tài sản nào được dùng làm tài sản góp vốn?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tài sản góp vốn như sau:
Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các loại tài sản được dùng để góp vốn kinh doanh gồm:
- Tiền bao gồm cả Đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi;
- Vàng
- Quyền sử dụng đất
- Quyền sở hữu trí tuệ
- Công nghệ
- Bí quyết kỹ thuật
- Tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam
Quy định về định giá tài sản góp vốn như thế nào?
Định giá tài sản góp vốn được quy định tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
(1) Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
(2) Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
(3) Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?