Mẫu hợp đồng cho thuê lại lao động mới nhất hiện nay? Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp nào?
Mẫu hợp đồng cho thuê lại lao động mới nhất hiện nay?
Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp lý có liên quan không quy định cụ thể về mẫu hợp đồng cho thuê lại lao động.
Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Bộ luật Lao động 2019 quy định, thì hợp đồng cho thuê lại lao động phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
(2) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;
(3) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
(3) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
(4) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
Theo đó, doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động có thể tham khảo mẫu hợp đồng cho thuê lại lao động dưới đây.
TẢI VỀ mẫu hợp đồng cho thuê lại lao động mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu hợp đồng cho thuê lại lao động mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp nào?
Các trường hợp bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại được quy định tại khoản 2 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
...
Như vậy, theo quy định, bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
(1) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
(2) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
(3) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có phải thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động không?
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động được quy định tại Điều 56 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Bộ luật này, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
3. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;
4. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
5. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
6. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?
- Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?