Mẫu hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới hiện nay là mẫu nào? Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm xe cơ giới?
Mẫu hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới hiện nay là mẫu nào?
Hiện nay, pháp luật và các văn bản có liên quan không có quy định về Mẫu hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới.
Vì vậy, Căn cứ theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Do đó, có thể hiểu hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm (khách hàng) và bên bán bảo hiểm, theo đó khách hàng phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bao hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Ngoài ra, nếu không có thỏa thuận khác thì hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới thường thể hiện: Những thông tin cá nhân và cách thức liên hệ của bên bán và bên mua; thông tin, tình trạng về đối tượng bảo hiểm; phạm vi và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; phí bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm; mức khấu trừ; thời hạn hợp đồng và hiệu lực bảo hiểm; quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng khi tham gia; phương thức giải quyết tranh chấp, yêu cầu bồi thường và các yêu cầu khác.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Sau đây, có thể tham khảo Mẫu hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới hiện nay dưới đây:
Tải về Mẫu hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới hiện nay tại đây.
Mẫu hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới hiện nay là mẫu nào? Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm xe cơ giới? (Hình từ Internet)
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm xe cơ giới đối với thiệt hại về tài sản như thế nào?
Căn cứ theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
...
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
1. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.
2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản:
a) Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 50 triệu đồng trong một vụ tai nạn.
b) Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 100 triệu đồng trong một vụ tai nạn.
Theo đó, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Do đó, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm xe cơ giới đối với thiệt hại về tài sản bao gồm:
- Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự gây ra là 50 triệu đồng trong một vụ tai nạn.
- Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo gây ra là 100 triệu đồng trong một vụ tai nạn.
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tối thiểu là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn bảo hiểm
1. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm, trừ các trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm sau đây:
a) Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 1 năm.
b) Xe cơ giới có niên hạn sử dụng nhỏ hơn 1 năm theo quy định của pháp luật.
c) Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 1 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên của năm đó. Thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với các hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm sau khi được đưa về cùng thời điểm thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới, chủ xe cơ giới cũ có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Theo đó, thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm, trừ các trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm sau đây:
- Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 1 năm.
- Xe cơ giới có niên hạn sử dụng nhỏ hơn 1 năm theo quy định của pháp luật.
- Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?