Mẫu hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024-2025 đầy đủ gồm mẫu nhận xét, biên bản họp, kiểm phiếu, phiếu bình chọn như thế nào?
- Mẫu hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024-2025 đầy đủ gồm mẫu nhận xét, biên bản họp, kiểm phiếu, phiếu bình chọn như thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa là gì?
- Hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo gồm những gì?
Mẫu hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024-2025 đầy đủ gồm mẫu nhận xét, biên bản họp, kiểm phiếu, phiếu bình chọn như thế nào?
Dưới đây là mẫu hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024-2025
(1) Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024-2025
>> Tải mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024-2025: Tại đây
(2) Mẫu phiếu lựa chọn sgk lớp 12 năm học 2024-2025
>> Tải mẫu phiếu lựa chọn sgk lớp 12 năm học 2024-2025: Tại đây
(3) Biên bản họp tổ chuyên môn lựa chọn SGK lớp 12 năm học 2024-2025
>> Tải mẫu biên bản họp tổ chuyên môn lựa chọn SGK lớp 12 năm học 2024-2025: Tại đây
(4) Biên bản kiểm phiếu SGK lớp 12 năm học 2024-2025
>> Tải mẫu biên bản kiểm phiếu SGK lớp 12 năm học 2024-2025: Tại đây
(5) Danh mục sách giáo khoa 12 năm học 2024-2025 được lựa chọn
>> Tải danh mục sách giáo khoa 12 năm học 2024-2025 được lựa chọn: Tại đây
Mẫu hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024-2025 đầy đủ gồm mẫu nhận xét, biên bản họp, kiểm phiếu, phiếu bình chọn như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ nguyên tắc làm việc của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa như sau:
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
- Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
- Kết quả của mỗi cuộc họp Hội đồng được lập thành biên bản, trong đó bao gồm đầy đủ các ý kiến của các thành viên và được công khai tại Hội đồng. Biên bản phải có chữ kí của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ nhiệm vụ của
Hội đồng và các thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng
- Tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn;
- Tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:
- Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của Hội đồng;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động của Hội đồng được quy định tại khoản 1 Điều này; Phân công nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng (nội dung phân công được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ làm việc của Hội đồng); Điều hành các cuộc họp của Hội đồng, chủ trì thông qua biên bản làm việc sau mỗi phiên họp của Hội đồng; kiến nghị bổ sung, thay đổi thành viên của Hội đồng (nếu cần);
- Xử lý theo thẩm quyền các tình huống phát sinh trong quá trình lựa chọn sách giáo khoa;
- Chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng;
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng:
- Thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về các nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng;
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc của Hội đồng;
- Lập biên bản làm việc của Hội đồng;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng;
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng:
- Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng; trường hợp vắng mặt phải có văn bản báo cáo và được Chủ tịch Hội đồng đồng ý;
- Thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn, các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên, danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo gồm những gì?
Căn cứ theo quy đinh tại khoản 5 Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo như sau:
Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông). Hồ sơ gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng của cơ sở giáo dục;
- Biên bản họp Hội đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT
- Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của cơ sở giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?