Mẫu giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Căn cứ vào đâu để Vụ Ngân sách nhà nước lập giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương?
- Thời hạn rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước được quy định như thế nào?
- Vụ Ngân sách nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gì đối với tạm ứng ngân quỹ nhà nước?
Mẫu giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu 03/TƯ ban hành kèm theo Thông tư 23/2020/TT-BTC như sau:
Tải mẫu giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY.
Mẫu giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào đâu để Vụ Ngân sách nhà nước lập giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương?
Căn cứ vào đâu để Vụ Ngân sách nhà nước lập giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 23/2020/TT-BTC như sau:
Quy trình, thủ tục tạm ứng ngân quỹ nhà nước đối với ngân sách trung ương
1. Khi phát sinh nhu cầu tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Vụ Ngân sách nhà nước - Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Vụ Ngân sách nhà nước) có văn bản đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước; trong đó, nêu rõ mức đề nghị tạm ứng và thời hạn hoàn trả tạm ứng.
2. Căn cứ văn bản của Vụ Ngân sách nhà nước và khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, Kho bạc Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương, bao gồm: mức tạm ứng, thời hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
3. Căn cứ Quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Vụ Ngân sách nhà nước lập 02 bản Giấy rút Vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước theo Mẫu 03/TƯ ban hành kèm theo Thông tư này gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương.
Như vậy, theo quy định trên căn cứ Quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì Vụ Ngân sách nhà nước lập 02 bản Giấy rút Vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước
Thời hạn rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước được quy định như thế nào?
Thời hạn rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 23/2020/TT-BTC như sau:
Thời hạn hoàn trả tạm ứng, thời hạn rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước
1. Thời hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định, đảm bảo chậm nhất ngày 31 tháng 12 của năm phát sinh khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
2. Thời hạn rút vốn đối với các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước chậm nhất ngày 20 tháng 12 của năm phát sinh khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước. Sau thời hạn trên, khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước hết hạn rút vốn và bị hủy bỏ.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước chậm nhất ngày 20 tháng 12 của năm phát sinh khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Sau thời hạn trên, khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước hết hạn rút vốn và bị hủy bỏ.
Vụ Ngân sách nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gì đối với tạm ứng ngân quỹ nhà nước?
Vụ Ngân sách nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gì đối với tạm ứng ngân quỹ nhà nước, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 23/2020/TT-BTC như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính
a) Quyết định việc tạm ứng, cho vay, gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương.
b) Quyết định việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh.
2. Vụ Ngân sách nhà nước
a) Lập hồ sơ đề nghị tạm ứng, vay, gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương.
b) Ký Hợp đồng vay ngân quỹ nhà nước với Kho bạc Nhà nước sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương.
c) Bố trí nguồn ngân sách trung ương để hoàn trả khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước đầy đủ, đúng hạn.
d) Phối hợp với Kho bạc Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh.
...
Theo đó, đối với tạm ứng ngân quỹ nhà nước thì Vụ Ngân sách nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau:
- Lập hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương.
- Ký Hợp đồng vay ngân quỹ nhà nước với Kho bạc Nhà nước sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương.
- Bố trí nguồn ngân sách trung ương để hoàn trả khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước đầy đủ, đúng hạn.
- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?