Mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng là mẫu nào theo quy định?
- Mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng là mẫu nào theo quy định?
- Văn phòng công chứng phải nộp giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động khi nào?
- Văn phòng công chứng không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định thì bị phạt như thế nào?
Mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng là mẫu nào theo quy định?
Mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng là Mẫu TP-CC-10 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP
Tải về Mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng.
Văn phòng công chứng phải nộp giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 về thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng như sau:
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
1. Khi thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, Văn phòng công chứng phải đăng ký nội dung thay đổi tại Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động.
Việc thay đổi trụ sở của Văn phòng công chứng sang huyện, quận, thị xã, thành phố khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Công chứng 2014 về thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng:
Thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng
...
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm tên gọi của Văn phòng công chứng, họ tên Trưởng Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).
Như vậy, Văn phòng công chứng phải nộp giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động khi thay đổi một trong các nội dung sau:
- Tên gọi của Văn phòng công chứng;
- Họ tên Trưởng Văn phòng công chứng;
- Địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
- Danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).
Văn phòng công chứng phải nộp giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động khi nào? (Hình từ Internet)
Văn phòng công chứng không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định thì bị phạt như thế nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký hoạt động theo quy định;
b) Không đăng ký nội dung thay đổi về tên gọi của văn phòng công chứng hoặc họ tên trưởng văn phòng công chứng hoặc địa chỉ trụ sở hoặc danh sách công chứng viên hợp danh hoặc danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của văn phòng công chứng;
c) Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài hoạt động công chứng đã đăng ký hoặc hoạt động không đúng nội dung đã đăng ký;
d) Không thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc; không trả lại di chúc và phí lưu giữ di chúc trong trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được với người lập di chúc trước khi tổ chức hành nghề công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể;
đ) Không đăng ký hành nghề cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định;
e) Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;
g) Không niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản trước khi thực hiện việc công chứng;
h) Không thông báo để xóa đăng ký hành nghề đối với công chứng viên không còn làm việc tại tổ chức mình;
i) Không lưu trữ hồ sơ công chứng;
k) Làm mất di chúc đã nhận lưu giữ, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng;
l) Làm mất hồ sơ công chứng, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng;
m) Trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu công chứng, người môi giới.
Như vậy, khi văn phòng công chứng không đăng ký nội dung thay đổi về tên gọi của văn phòng công chứng hoặc họ tên trưởng văn phòng công chứng hoặc địa chỉ trụ sở hoặc danh sách công chứng viên hợp danh hoặc danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của văn phòng công chứng thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?