Mẫu giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Căn cứ vào đâu để Ngân hàng Nhà nước xem xét xác lập giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối?
- Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có trách nhiệm gì đối với giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước?
Mẫu giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 26/2021/TT-NHNN, Điều 3 Thông tư 12/2023/TT-NHNN như sau:
Tải mẫu giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY
Mẫu giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào đâu để Ngân hàng Nhà nước xem xét xác lập giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối?
Căn cứ vào đâu để Ngân hàng Nhà nước xem xét xác lập giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 26/2021/TT-NHNN, Điều 3 Thông tư 12/2023/TT-NHNN như sau:
Quy trình giao dịch
1. Ngân hàng Nhà nước thông báo việc can thiệp ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ qua một trong các phương tiện sau:
a) Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
b) Các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
2. Tổ chức tín dụng được phép có nhu cầu giao dịch ngoại tệ gửi đề nghị đến Ngân hàng Nhà nước qua các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này, đồng thời gửi văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) chậm nhất 16 giờ của ngày giao dịch (trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước có thông báo khác). Văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép gửi đến Ngân hàng Nhà nước băng bản gốc hoặc bản quét (scan) bản gốc qua thư điện tử. Trường hợp tổ chức tín dụng được phép gửi bản quét (scan) qua thư điện tử, bản gốc văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch.
Văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép phải được người có thẩm quyền trong danh sách đã gửi Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này ký duyệt.
3. Căn cứ đề nghị giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép và phương án can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước xem xét, thỏa thuận và xác lập giao dịch với tổ chức tín dụng được phép thông qua một trong các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
4. Sau khi giao dịch được xác lập giữa hai bên thông qua một trong các phương tiện giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này, xác nhận giao dịch phải được gửi qua hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) hoặc các phương tiện khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì căn cứ đề nghị giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép và phương án can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước xem xét, thỏa thuận và xác lập giao dịch với tổ chức tín dụng được phép thông qua một trong các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có trách nhiệm gì đối với giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước?
Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có trách nhiệm đối với giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 26/2021/TT-NHNN như sau:
Tổ chức tín dụng được phép
1. Tổ chức tín dụng được phép chịu trách nhiệm về:
a) Giao dịch do các giao dịch viên của tổ chức tín dụng được phép thực hiện thông qua các phương tiện giao dịch đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước; tính xác thực đối với thẩm quyền của cá nhân liên quan trong các giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước;
b) Tính đầy đủ, chính xác, hợp lệ và chấp hành đúng thời gian yêu cầu đối với các văn bản, hồ sơ, báo cáo gửi đến Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức tín dụng được phép chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định hiện hành về hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối và phải bảo đảm:
a) Có quy trình, hệ thống quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ chặt chẽ đối với các hoạt động giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước;
b) Chấp hành quy định về trạng thái ngoại tệ và các quy định về đảm bảo an toàn khác trong hoạt động kinh doanh ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, đối với giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước thì tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có các trách nhiệm sau:
- Giao dịch do các giao dịch viên của tổ chức tín dụng được phép thực hiện thông qua các phương tiện giao dịch đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước; tính xác thực đối với thẩm quyền của cá nhân liên quan trong các giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước;
- Tính đầy đủ, chính xác, hợp lệ và chấp hành đúng thời gian yêu cầu đối với các văn bản, hồ sơ, báo cáo gửi đến Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?