Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường mới nhất? Một số lưu ý khi viết đơn xin việc cho đúng chuẩn?
Đơn xin việc dành cho sinh viên mới ra trường có quan trọng không?
Hiện nay, Đơn xin việc hay còn được gọi là thư xin việc, thư ứng tuyến. Đơn xin việc là một trong những giấy tờ, tài liệu được chuẩn bị kèm theo hồ sơ xin việc. Trong đơn xin việc sẽ trình bày rõ ràng một số thông tin không được để cập đến trong CV xin việc, ở đây thông tin của ứng viên sẽ được giải thích rõ ràng.
Theo đó, với đơn xin việc dành cho sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp luôn tập trung chú ý đến loại giấy tờ này. Vì dựa vào đơn xin việc, đơn vị tuyển dụng có thể đánh giá liệu ứng viên này có thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Đồng thời, Hồ sơ xin việc là giấy tờ hoặc tài liệu mà nhà tuyển dụng sử dụng để thu thập thông tin cơ bản về ứng viên. Từ đó sẽ có sự sàng lọc các ứng viên tới các vòng tiếp theo. Một hồ sơ xin việc đầy đủ yêu cầu những giấy tờ, tài liệu sau:
- 1. Sơ yếu lý lịch
- 2. Đơn xin việc
- 3. CV
- 4. Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, CCCD/CMND
- 5. Giấy khám sức khỏe
- 6. Bằng cấp, chứng chỉ
- 7. Ảnh thẻ (3×4/ 4×6)
Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường mới nhất? Một số lưu ý khi viết đơn xin việc cho đúng chuẩn? (Hình internet)
Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường mới nhất?
Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường luôn là yếu tố quan trọng để thu hút nhà tuyển dụng.
Có thể tham khảo cách viết trước đơn xin việc dưới đây.
Đơn xin việc - Mẫu số 01 (dùng chung) Tải về
Đơn xin việc - Mẫu số 02 (sinh viên mới ra trường) Tảivề
Đơn xin việc - Mẫu số 03 Tải về
Lưu ý: phần lớn các tờ đơn xin việc dành cho sinh viên mới ra trường sẽ thường có ba phần chính đó là:
- Phần đầu tiên sẽ là những thông tin của nhân viên cùng cố định của ứng viên trình bày trong đơn.
- Phần thứ hai của đơn xin việc đó chính là phần trình bày những thông tin về kinh nghiệm nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc cùng với các kỹ năng ứng viên đang có để phục vụ cho công việc.
- Phần thứ ba chính là lý do của ứng viên khi mong muốn ứng tuyển vào doanh nghiệp.
Một số lưu ý khi viết đơn xin việc cho đúng chuẩn?
* Viết phần thông tin của ứng viên
Về cơ bản bố cục của phần này trong mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường gồm:
- Kính gửi: tên người nhân hoặc tên công ty. Với tên người nhận thì các bạn cần đưa kèm danh xưng Ông hoặc Bà cho lịch sự.
- Tên của bộ phận hoặc phòng nhân sự.
- Tên của người viết: ghi rõ họ tên chính xác.
- Ngày tháng năm sinh.
- Địa chỉ quê quán.
Mục này bạn chỉ việc viết ngắn gọn, nêu rõ về mục đích viết đơn, lý do mà bạn biết công ty…
* Viết phần kỹ năng, kinh nghiệm:
- Với phần này, chúng ta hãy chia thành 3 đoạn văn. Mỗi đoạn sẽ có một Ý riêng. Tất cả để làm nổi bật thêm về khả năng cùng với kinh nghiệm mà ứng viên có.
- Nếu như trước đó mà các sinh viên không tham gia vào các hoạt động và cũng không đạt được thành tích gì ở quá trình học vấn trong đơn xin việc thì chỉ cần viết về chuyên ngành mà bạn theo học.
* Viết lý do, nguyện vọng
- Viết rõ lời cảm ơn với bộ phận tuyển dụng cũng như là doanh nghiệp vì đã dành cho bạn khoảng thời gian để xét duyệt hồ sơ.
- Nêu rõ về nguyện vọng của bản thân muốn được làm việc tại doanh nghiệp ở một vị trí cụ thể, đồng thời để lại thông tin số điện thoại và thông tin địa chỉ email trong đơn xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệp của mình để nhà tuyển dụng tiện liên lạc lại.
Một số điều nên tránh khi viết đơn xin việc:
- Gửi đến địa chỉ chung chung:
+ Để đơn xin việc trang trọng, hợp quy cách đối với nhà tuyển dụng, ứng viên nên tìm hiểu thật chính xác về đối tượng sẽ phải gửi thư xin việc đến (công việc này phải làm trước khi gửi hồ sơ).
- Bỏ qua những lỗi ngữ pháp: trước khi gửi thư xin việc tới nhà tuyển dụng, ứng viên cần phải sử dụng phần mềm để kiểm tra lại các lỗi văn bản,tránh khỏi những sơ xuất không đáng có.
- Không ghi tiêu đề công việc
+ Mục đích của nhà tuyển dụng khi đọc thư xin việc là họ muốn biết ứng viên đang định tuyển vào vị trí công việc nào. Nhầm lẫn trong khi viết tiêu đề công việc hoặc viết không theo như trong hướng dẫn tuyển dụng có thể mang lại những kết quả không như ý muốn.
- Viết sai tên người hoặc tên công ty
- Quá suồng sã hoặc quá thân thiện
- Đính kèm ảnh không cần thiết
- Sử dụng địa chỉ email thiếu tính chuyên nghiệp
Hồ sơ xin việc cần công chứng những giấy tờ gì?
Hiện nay, hồ sơ xin việc của ứng viên thường thường gồm những loại giấy tờ sau:
- Sơ yếu lý lịch.
- Đơn xin việc.
- Giấy khám sức khỏe.
Và để tăng tính xác thực của thông tin ứng viên cung cấp thì một số nhà tuyển dụng có đưa ra yêu cầu riêng là những giấy tờ đó phải được đi công chứng hợp pháp.
Do đó, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu phải công chứng hồ sơ xin việc thì ứng viên cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau đây để tiến hành photo công chứng, gồm: Sơ yếu lý lịch, các loại bằng cấp, chứng chỉ (nếu có), sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, bản sao giấy khai sinh…
Riêng đối với đơn xin việc thì thực chất trên thực tế nhà tuyển dụng sẽ không bắt buộc ứng viên phải đi công chứng văn bản này, bởi vì bản chất đây không phải là văn bản có tính chất pháp lý, không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nên không cần phải chứng minh sao y bản gốc.
Và tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, cá nhân có thể đến các cơ quan, tổ chức sau để xác nhận sơ yếu lý lịch hoặc chứng thực bản photo các giấy tờ nêu trên:
- Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng;
- Phòng tư pháp cấp huyện;
>> Cá nhân có thể đến các cơ quan, tổ chức này ở bất kỳ địa phương nào mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?