Mẫu đơn xin sửa đổi hồ sơ dự thầu? Gửi tài liệu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu có được không?
Mẫu đơn xin sửa đổi hồ sơ dự thầu?
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 26 Nghị định 24/2024/NĐ-CP: khi có yêu cầu sửa đổi hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị gửi bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hồ sơ dự thầu của nhà thầu nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu.
Hiện tại, không có văn bản nào quy định cụ thể về Mẫu đơn xin sửa đổi hồ sơ dự thầu. Do đó, nhà thầu có nhu cầu sửa đổi hồ sơ dự thầu có thể tham khảo mẫu dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu đơn xin sửa đổi hồ sơ dự thầu
Mẫu đơn xin sửa đổi hồ sơ dự thầu? (Hình từ Internet)
Gửi tài liệu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu có được không?
Căn cứ khoản 3 Điều 26 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về sửa đổi hồ sơ dự thầu như sau:
Tổ chức lựa chọn nhà thầu
...
3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:
a) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Hồ sơ dự thầu hoặc bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều không hợp lệ và không được xem xét, trừ tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, báo cáo tài chính, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, tài liệu về nhân sự, thiết bị cụ thể đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất của nhà thầu;
b) Chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu;
c) Khi có yêu cầu sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị gửi bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu của nhà thầu nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu.
...
Đối chiếu với quy định trên, trường hợp bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều không hợp lệ và không được xem xét, trừ tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, báo cáo tài chính, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, tài liệu về nhân sự, thiết bị cụ thể đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất của nhà thầu.
Bên mời thầu mở các hồ sơ dự thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu trước sự chứng kiến của ai?
Việc mở thầu được quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Tổ chức lựa chọn nhà thầu
...
4. Mở thầu:
a) Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu chỉ mở các hồ sơ dự thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu. Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự: kiểm tra niêm phong; mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về tên nhà thầu; tham dự độc lập hay liên danh; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; thời gian thực hiện gói thầu; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan;
b) Biên bản mở thầu: Các thông tin quy định tại điểm a khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu; được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm mở thầu;
c) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung đề xuất về tài chính và các nội dung quan trọng khác của từng hồ sơ dự thầu.
Như vậy, bên mời thầu chỉ mở các hồ sơ dự thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu.
Lưu ý: Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự:
- Kiểm tra niêm phong;
- Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về tên nhà thầu;
- Tham dự độc lập hay liên danh;
- Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;
- Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu;
- Giá trị giảm giá (nếu có);
- Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;
- Thời gian thực hiện gói thầu;
- Giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu;
- Các thông tin khác liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng cần đáp ứng điều kiện năng lực gì theo Nghị định 175?
- Mẫu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng? Việc tạm ứng hợp đồng xây dựng chỉ được thực hiện khi nào?
- Điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng theo Nghị định 175 là gì?
- Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng 2025 ra sao?
- Gợi ý thảo luận hội nghị cán bộ công chức viên chức năm 2025? Tham gia ý kiến tại hội nghị cán bộ công chức người lao động?