Mẫu đơn xin phép đi trễ/về sớm vì lý do hành kinh cho lao động nữ? Quyền lợi lao động nữ được hưởng khi đến kỳ kinh nguyệt?
Mẫu đơn xin phép đi trễ, về sớm vì lý do hành kinh dành cho lao động nữ?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 cũng như các văn bản liên quan chưa có hướng dẫn cụ thể về mẫu đơn xin phép đi trễ, về sớm vì lý do hành kinh dành cho lao động nữ. Tuy nhiên, người lao động có thể tham khảo mẫu sau:
TẢI VỀ Mẫu đơn xin phép đi trễ, về sớm vì lý do hành kinh dành cho lao động nữ
Lưu ý: Mẫu đơn này chỉ có giá trị tham khảo cho người lao động, người sử dụng lao động (gửi cho người lao động trong doanh nghiệp/hộ kinh doanh của mình sử dụng).
Trường hợp tại doanh nghiệp/hộ kinh doanh đã có mẫu đơn xin phép về sớm/đi trễ thì người lao động sử dụng mẫu đơn đó cho phù hợp với tình hình tại đơn vị mình.
Hướng dẫn điền đơn xin phép đi trễ, về sớm vì lý do hành kinh dành cho lao động nữ:
[1] Ghi tên của Công ty mà người lao động đang làm việc.
[2] Ghi tên của đơn vị công tác hoặc người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin phép.
[3] Ghi đầy đủ họ và tên của người lao động làm đơn xin phép.
[4] Ghi ngày, tháng, năm sinh của người lao động xin phép.
[5] Ghi thông tin vị trí làm việc hiện tại của người lao động (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm).
[6] Ghi tên của Công ty mà người lao động đang làm việc.
[7] Người lao động chọn đi trễ hoặc về sớm. Trường hợp vừa đi trễ và vừa về sớm (ví dụ: đi trễ 20 phút/ngày, về sớm 10 phút/ngày) nhưng tổng thời gian đi trễ và về sớm không vượt quá 30 phút/ngày thì cần ghi cụ thể trong đơn xin phép để Công ty biết.
[8] Ghi cụ thể các ngày làm việc mà người lao động xin phép đi trễ hoặc về sớm. Số ngày đi trễ, về sớm trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng.
[9] Chọn đi trễ hoặc về sớm. Trường hợp vừa đi trễ và vừa về sớm thì ghi Lý do đi trễ, về sớm.
[10] Chức danh của người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin phép.
[11] Chức danh của người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin phép.
[12] Ghi họ và tên của người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin phép.
[13] Ghi tên đơn vị hành chính cấp xã hoặc cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi công tác.
[14] Ghi ngày, tháng, năm làm đơn.
[15] Ghi họ và tên của người lao động làm đơn.
Mẫu đơn xin phép đi trễ, về sớm vì lý do hành kinh dành cho lao động nữ? (Hình từ Internet)
Lao động nữ khi đến kỳ kinh nguyệt có quyền lợi gì?
Theo khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Bảo vệ thai sản
...
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Và, theo khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
1. Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.
2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện cho lao động nữ đang mang thai được nghỉ đi khám thai nhiều hơn quy định tại Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
...
Như vậy, theo quy định, lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo đó, số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng. Thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.
Nếu lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với thời gian nghỉ nêu trên (ví dụ như nghỉ 15 phút vào thời gian làm việc ca sáng và 15 phút vào thời gian làm việc ca chiều) thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
Tiền lương trả trong trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ trong thời gian hành kinh bao gồm những khoản nào?
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
...
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
Theo đó, tiền lương trả trong trường hợp người lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để lao động nữ làm việc bao gồm:
- Tiền lương được hưởng trong thời gian được nghỉ theo hợp đồng lao động.
- Tiền lương được trả thêm theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
Lưu ý: Thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai là người ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần? Giám đốc công ty cổ phần có quyền quyết định vấn đề nào?
- Cơ sở dữ liệu về hội được kết nối ở đâu? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội bao gồm những nguồn nào?
- Hóa đơn giá trị gia tăng được sử dụng trong các hoạt động nào? Lập hóa đơn GTGT sai thời điểm bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời gian trong ngành Công an có được tính để thi nâng ngạch? Rà soát, xác định và lập danh sách dự thi nâng ngạch thuộc thẩm quyền của ai?
- Chu kỳ giao dịch trong thị trường điện được tính là bao lâu? Điều chỉnh sản lượng hợp đồng chu kỳ giao dịch như thế nào?