Mẫu Đơn đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước? Hồ sơ thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước có còn yêu cầu sổ hộ khẩu hay không?
Hồ sơ thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước có còn yêu cầu sổ hộ khẩu hay không?
Căn cứ tiểu mục 1 Phần II ban hành kèm theo Quyết định 133/QĐ-BXD năm 2023 thì khi bỏ sổ hộ khẩu thì thành phần hồ sơ thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là bao gồm:
- Đơn đề nghị thuê nhà ở cũ;
- Giấy tờ chứng minh việc sử dụng nhà ở;
- Bản sao thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người có đơn đề nghị thuê nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao Giấy chứng nhận kết hôn1;
- Bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở (nếu có).
Trường hợp đã được cấp số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được kết nối, vận hành thì được sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân khi thực hiện thủ tục này.
Theo đó, do từ năm 2023 sổ hộ khẩu giấy không còn giá trị sử dụng nên thủ tục cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước hiện nay cũng không còn yêu cầu về sổ hộ khẩu
Mẫu Đơn đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước? Hồ sơ thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước có còn yêu cầu sổ hộ khẩu hay không?
Mẫu Đơn đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được quy định như thế nào?
Hiện nay, Đơn đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo mẫu hướng dẫn tại phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BXD, cụ thể như sau:
Tải Mẫu Đơn đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước: tại đây.
Đối tượng và điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là những ai?
Căn cứ Điều 57 Nghị định 99/2015/NĐ-CP một số quy định được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước: Là người đang thực tế sử dụng nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở đó, bao gồm đối tượng được bố trí sử dụng nhà ở từ trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 và các đối tượng được bố trí nhà ở theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, trừ trường hợp chiếm dụng nhà ở trái pháp luật.
Điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Người thuê nhà ở cũ phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở và có tên trong hợp đồng này thì không phải ký lại hợp đồng thuê nhà, trừ trường hợp hợp đồng thuê nhà ở hết hạn và các bên phải ký lại hợp đồng theo quy định;
- Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, không có hợp đồng thuê nhà ở nhưng có quyết định, văn bản phân phối, bố trí nhà ở và có tên trong quyết định, văn bản này thì phải làm thủ tục ký hợp đồng thuê nhà ở với đơn vị quản lý vận hành, nhà ở;
- Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở nhưng không có tên trong hợp đồng này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện thì được ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hành nhà ở theo quy định tại Điều 60 Nghị định 99/2015/NĐ-CP
- Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có quyết định, văn bản phân phối, bố trí nhà ở nhưng không có tên trong quyết định, văn bản này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện thì được ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hành nhà ở theo quy định tại Điều 60 Nghị định 99/2015/NĐ-CP
Trường hợp chiếm dụng nhà ở trái pháp luật thì bị thu hồi; việc thu hồi nhà ở này được thực hiện theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 Nghị định 99/2015/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy chuẩn QCVN 01-1:2024/BYT chất lượng nước sạch sinh hoạt? Tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01 2024 thế nào?
- Vượt đèn đỏ xe máy phạt bao nhiêu 2025? Xe máy vượt đèn đỏ bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn hay, chọn lọc? Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Từ 2025, tài xế lái xe liên tục quá 4 giờ bị phạt bao nhiêu tiền? Tính toán thời gian lái xe thế nào?
- Khi người tiêu dùng khởi kiện tại Tòa án thì ai có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa?