Mẫu đơn đề nghị sửa đổi quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng là mẫu nào?
- Mẫu đơn đề nghị sửa đổi quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng là mẫu nào?
- Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bị sửa đổi trong trường hợp nào?
- Trình tự thực hiện sửa đổi quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng gồm mấy bước?
- Hồ sơ yêu cầu sửa đổi quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ gồm những gì?
Mẫu đơn đề nghị sửa đổi quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị sửa đổi quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng là mẫu số 21 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
TẢI VỀ: Mẫu đơn đề nghị sửa đổi quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng
Mẫu đơn đề nghị sửa đổi quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng là mẫu nào? (Hình từ Internet).
Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bị sửa đổi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 24 Nghị định 79/2023/NĐ-CP quy định về sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ như sau:
Sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
1. Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng:
a) Được sửa đổi khi điều kiện ban hành quyết định chuyển giao bắt buộc đã thay đổi;
b) Bị đình chỉ khi điều kiện ban hành quyết định chuyển giao bắt buộc không còn tồn tại;
c) Bị hủy bỏ khi có căn cứ chứng minh quyết định chuyển giao bắt buộc là trái quy định pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bị sửa đổi trong trường hợp điều kiện ban hành quyết định chuyển giao bắt buộc đã thay đổi.
Trình tự thực hiện sửa đổi quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng gồm mấy bước?
Căn cứ tiết 16.1 tiểu mục 16 Mục A Phần II Phụ lục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT năm 2023 quy định về trình tự thực hiện sửa đổi quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ gồm các bước sau đây:
Bước 1: Chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, đình chỉ hiệu lực, huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp trực tiếp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:
Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.
- Trường hợp yêu cầu sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng có căn cứ xác đáng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng và thông báo cho bên chuyển giao bắt buộc và bên nhận chuyển giao để thực hiện.
- Trường hợp yêu cầu sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không có căn cứ xác đáng theo quy định tại Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông báo từ chối và nêu rõ lý do.
Hồ sơ yêu cầu sửa đổi quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 79/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
...
2. Chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng có yêu cầu sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 21 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao có chứng thực Tài liệu chứng minh việc sửa đổi, hủy bỏ hiệu lực, đình chỉ hiệu lực quyết định chuyển giao bắt buộc là có căn cứ và không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc;
c) Văn bản ủy quyền trường hợp nộp yêu cầu thông qua Tổ chức dịch vụ đại diện quyền. Nội dung của văn bản ủy quyền gồm: bên ủy quyền, bên được ủy quyền, phạm vi và khối lượng công việc được ủy quyền, thời hạn ủy quyền.
...
Như vậy, chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng có yêu cầu sửa đổi quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm những tài liệu sau:
(1) Đơn đề nghị sửa đổi hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng;
(2) Bản sao có chứng thực Tài liệu chứng minh việc sửa đổi quyết định chuyển giao bắt buộc là có căn cứ và không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc;
(3) Văn bản ủy quyền trường hợp nộp yêu cầu thông qua Tổ chức dịch vụ đại diện quyền.
Nội dung của văn bản ủy quyền gồm:
- Bên ủy quyền;
- Bên được ủy quyền;
- Phạm vi và khối lượng công việc được ủy quyền;
- Thời hạn ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?