Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ mới nhất? Thủ tục nhận hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ thế nào?
Đơn đề nghị hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ mới nhất hiện nay sử dụng theo mẫu nào?
Đơn đề nghị hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ mới nhất hiện nay sử dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 77/2018/NĐ-CP như sau:
Tải về mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ mới nhất tại đây.
Thủy lợi nhỏ là công trình thủy lợi có nhiệm vụ tích trữ nước, cấp nước, tưới, tiêu, thoát nước có quy mô nhỏ hơn: 20 ha đối với vùng miền núi cả nước; 50 ha đối với vùng Trung du, Tây Nguyên; 100 ha đối với vùng đồng bằng; 300 ha đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long (theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2018/NĐ-CP)
Và tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ như sau:
Hồ sơ và thủ tục nhận hỗ trợ
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hồ sơ được phê duyệt;
c) Biên bản nghiệm thu giai đoạn hoặc nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
...
Như vậy, ngoài Đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu hướng dẫn trên, hồ sơ đề nghị hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ còn có:
- Hồ sơ được phê duyệt;
- Biên bản nghiệm thu giai đoạn hoặc nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
Hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ (Hình từ Internet)
Thủ tục nhận hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ như thế nào?
Thủ tục nhận hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 77/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ và thủ tục nhận hỗ trợ
...
2. Thủ tục nhận hỗ trợ:
a) Đối với các công trình được hỗ trợ từ nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình, dự án: Việc thanh toán, giải ngân thực hiện theo các quy định của chương trình, dự án đó;
b) Đối với các công trình được hỗ trợ từ nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp, ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương: Tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân đầu tư xây dựng công trình lập 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ (bản chính) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thanh toán giải ngân vốn hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình theo kế hoạch dự toán được phân bổ.
Theo quy định trên, đối với các công trình được hỗ trợ từ nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình, dự án: Việc thanh toán, giải ngân thực hiện theo các quy định của chương trình, dự án đó;
Đối với các công trình được hỗ trợ từ nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp, ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương:
- Tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân đầu tư xây dựng công trình lập 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ (bản chính) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thanh toán giải ngân vốn hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình theo kế hoạch dự toán được phân bổ.
Ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù khác để hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ là trách nhiệm của ai?
Ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù khác để hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ là trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 77/2018/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của địa phương
1. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
a) Ban hành quy định cụ thể mức hỗ trợ của từng chính sách theo khả năng cân đối của ngân sách và bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện các chính sách theo quy định của Nghị định này;
b) Ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù khác ngoài các chính sách đã quy định tại Nghị định này để hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mức hỗ trợ của từng chính sách trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo quy định;
b) Căn cứ nhu cầu thực tế và khả năng ngân sách của địa phương, xây dựng trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù khác ngoài các chính sách đã quy định tại Nghị định này;
c) Ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phù hợp với đặc thù từng vùng, miền trong tỉnh;
d) Đối với các dự án thực hiện theo hình thức ngân sách nhà nước hỗ trợ vật liệu xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc quản lý, thanh quyết toán phần vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
đ) Kiểm tra, giám sát đầu tư, khai thác công trình thủy lợi, thủy lợi nội đồng và sử dụng kinh phí hỗ trợ của ngân sách;
e) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị định gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
Như vậy, ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù khác ngoài các chính sách đã quy định tại Nghị định này để hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ là trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?