Mẫu đơn đề nghị giải thể hội mới nhất? Hướng dẫn lập mẫu đơn đề nghị giải thể hội như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị giải thể hội mới nhất? Hướng dẫn lập mẫu đơn đề nghị giải thể hội như thế nào?
Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định mẫu đơn đề nghị giải thể hội như sau:
Theo đó, Mẫu số 14 đơn đề nghị giải thể hội như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ Giải thể Hội …(1)... Kính gửi: ...(2)... Theo quy định của Nghị định số.../…/NĐ-CP ngày…tháng…năm…. của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Hội ...(1)... đã thông qua việc giải thể như sau: 1. Lý do giải thể hội …………………………(3)…………………………………… 2. Hồ sơ gồm: …………………………(4)………………………………………… - Các tài liệu có liên quan (nếu có). Thông tin liên hệ: Họ và tên: ……………..……………………………………………. Địa chỉ: ……………………………………………………………… Số điện thoại: ……………………………………………………. Hội …(1)… đề nghị ...(2)... xem xét, quyết định giải thể Hội. Xem tiếp... TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị giải thể hội. |
*Lưu ý: Mẫu đơn đề nghị giải thể hội áp dụng từ ngày 26/11/2024!
Mẫu đơn đề nghị giải thể hội mới nhất? Hướng dẫn lập mẫu đơn đề nghị giải thể hội như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Hội tự giải thể trong trường hợp nào? Hồ sơ giải thể Hội gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về Hội tự giải thể trong các trường hợp sau:
(1) Mục đích đã hoàn thành;
(2) Không còn tài sản, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động của hội;
(3) Theo đề nghị của trên 1/2 tổng số hội viên chính thức hoặc nghị quyết của ban chấp hành hội.
Như vậy, từ ngày 26/11/2024, Hội tự giải thể trong 03 trường hợp nêu trên.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 34 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ giải thể Hội bao gồm:
- Hội lập 01 bộ hồ sơ giải thể, gồm:
+ Đơn đề nghị giải thể hội;
+ Biên bản có chữ ký của trên 1/2 tổng số hội viên chính thức hoặc nghị quyết của ban chấp hành hội về việc giải thể hội;
+ Bản kê tài sản, tài chính;
+ Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ.
Lưu ý:
- Hội gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP và thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật tại trụ sở của hội, văn phòng đại diện (nếu có) trong thời gian 30 ngày làm việc đối với hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh; tại trụ sở hội trong thời gian 15 ngày làm việc đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, huyện, xã.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quyết định giải thể hội sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của hội khi xin giải thể mà không có đơn khiếu nại.
- Hội chấm dứt hoạt động kể từ ngày quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thể hội có hiệu lực. Hội tự giải thể không được phép thành lập lại trong thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định giải thể hội có hiệu lực thi hành.
Hội bị giải thể được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 35 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về Hội bị giải thể như sau:
(1) Hội bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP khi vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 126/2024/NĐ-CP.
(2) Sau khi có kết luận hội vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có trách nhiệm:
- Yêu cầu hội thực hiện kiểm kê tài sản, tài chính; dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật và điều lệ hội;
- Lấy ý kiến các cơ quan liên quan đến hoạt động của hội về việc giải thể hội;
- Thông báo về việc chuẩn bị giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý tài sản, tài chính của hội liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở trung ương đối với hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh, báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, huyện, xã.
(3) Sau khi hội hoàn thành việc thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quyết định giải thể hội.
(4) Trường hợp hội bị giải thể mà không đồng ý với quyết định giải thể, thì hội có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, hội không được hoạt động.
(5) Hội chấm dứt hoạt động kể từ ngày quyết định giải thể hội có hiệu lực.
(6) Hội bị giải thể không được phép thành lập lại trong thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định giải thể hội có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(7) Khi thực hiện giải thể hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến trước khi xem xét, quyết định giải thể hội theo quy định tại Điều 35 Nghị định 126/2024/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?