Mẫu Đơn đề nghị giải quyết chuyển quyền sử dụng đất liền kề nhà ở cũ thuộc Sở hữu nhà nước được quy định thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị giải quyết chuyển quyền sử dụng đất liền kề nhà ở cũ thuộc Sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định nào?
- Những ai sẽ làm đơn đề nghị giải quyết chuyển quyền sử dụng đất liền kề nhà ở cũ thuộc Sở hữu nhà nước?
- Việc giải quyết chuyển quyền sử dụng đất liền kề nhà ở cũ thuộc Sở hữu nhà nước được quy định thế nào?
- Hồ sơ thực hiện thủ tục đề nghị giải quyết chuyển quyền sử dụng đất liền kề nhà ở cũ thuộc Sở hữu nhà nước gồm những gì?
Mẫu Đơn đề nghị giải quyết chuyển quyền sử dụng đất liền kề nhà ở cũ thuộc Sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định nào?
Mẫu Đơn đề nghị giải quyết đất liền kề với nhà ở cũ thuộc Sở hữu nhà nước hiện nay là Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 30/2021/NĐ-CP.
Tải Mẫu Đơn đề nghị giải quyết đất liền kề với nhà ở cũ thuộc Sở hữu nhà nước Tại đây.
Mẫu Đơn đề nghị giải quyết chuyển quyền sử dụng đất liền kề nhà ở cũ thuộc Sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định nào? (Hình từ Internet)
Những ai sẽ làm đơn đề nghị giải quyết chuyển quyền sử dụng đất liền kề nhà ở cũ thuộc Sở hữu nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, điểm 2.5 khoản 2 tiểu mục I Mục A Phần II Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 705/QĐ-BXD năm 2021.
Đối tượng làm đơn đề nghị giải quyết chuyển quyền sử dụng đất liền kề nhà ở cũ thuộc Sở hữu nhà nước bao gồm:
- Người đã mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước;
- Người đang thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước có nhu cầu mua nhà ở cũ và giải quyết phần diện tích đất liền kề nhà ở cũ đang thuê.
Việc giải quyết chuyển quyền sử dụng đất liền kề nhà ở cũ thuộc Sở hữu nhà nước được quy định thế nào?
Hiện nay, việc giải quyết chuyển quyền sử dụng đất liền kề nhà ở cũ thuộc Sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Nghị định 99/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP như sau:
- Chuyển quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất liền kề với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thực tế sử dụng hợp pháp nhà ở đó nếu phần diện tích này không có tranh chấp, khiếu kiện, phù hợp quy hoạch xây dựng nhà ở và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở;
- Tiền sử dụng đất được tính bằng 40% giá đất ở đối với diện tích trong hạn mức đất ở, tính bằng 100% giá đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức đất ở trong khuôn viên nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đó (hạn mức đất ở được tính bao gồm cả diện tích đất có nhà ở đã mua và diện tích đất liền kề).
Giá đất để tính tiền sử dụng đất khi chuyển quyền sử dụng được áp dụng theo bảng giá đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất đối với diện tích đất liền kề đó.
+ Đối với phần diện tích đất ngoài khuôn viên nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thì thực hiện thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Đối với phần diện tích đất liền kề trong phạm vi khuôn viên nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước mà có khả năng sinh lợi cao tại vị trí mặt đường, phố do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định thì áp dụng hệ số k điều chỉnh giá đất theo quy định để tính thu tiền sử dụng đất khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất cho người mua.
Hồ sơ thực hiện thủ tục đề nghị giải quyết chuyển quyền sử dụng đất liền kề nhà ở cũ thuộc Sở hữu nhà nước gồm những gì?
Căn cứ điểm 2.3 khoản 2 tiểu mục I Mục A Phần II Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 705/QĐ-BXD năm 2021.
Hồ sơ thực hiện thủ tục đề nghị giải quyết chuyển quyền sử dụng đất liền kề nhà ở cũ thuộc Sở hữu nhà nước bao gồm:
- Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ;
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Giấy chứng minh công an nhân dân hoặc Giấy tờ chứng minh thuộc lực lượng quân đội nhân dân theo quy định của Bộ Quốc phòng của người đề nghị mua nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm hộ khẩu gia đình hoặc Giấy chứng nhận kết hôn;
- Giấy chứng nhận đối với nhà ở đã mua. Trường hợp chưa có Giấy chứng nhận thì phải có giấy tờ chứng minh đã được thanh lý, hóa giá nhà ở hoặc hợp đồng mua nhà bán ở.
Trường hợp thuộc diện đang thuê nhà ở mà có nhu cầu mua nhà và giải quyết phần diện tích đất liền kề thì phải có hợp đồng thuê nhà ở.
- Người đề nghị nộp bản sao và xuất trình bản gốc giấy tờ chứng minh quy định nêu trên để cơ quan tiếp nhận đối chiếu (nếu nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực (nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện).
Trường hợp cơ sở dữ liệu về dân cư, về đăng ký đầu tư, về doanh nghiệp được kết nối vận hành và công dân đã được cấp số định danh cá nhân thì được sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?