Mẫu Đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải là mẫu nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau mẫu Đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải là mẫu nào? Câu hỏi của anh P.L.Q đến từ TP.HCM.

Mẫu Đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải là mẫu nào?

Mẫu Đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải là Mẫu số 35 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2017/NĐ-CP.

Tải về Mẫu Đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.

Lưu ý: Chủ đầu tư phải ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu ở cuối Đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.

Các hoạt động nào cần phải được Cảng vụ hàng hải cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải?

Các hoạt động sau cần phải được Cảng vụ hàng hải cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải:

- Hoạt động lặn hoặc các công việc ngầm dưới nước (điểm e khoản 2 Điều 62 Nghị định 58/2017/NĐ-CP);

- Tàu thuyền thi công công trình hàng hải, tàu thuyền chuyên dùng để nạo vét luồng, khai thác cát hoặc cần cẩu nổi và các thiết bị công trình khác (khoản 3 Điều 62 Nghị định 58/2017/NĐ-CP);

- Nuôi trồng thủy sản trong vùng nước cảng biển (khoản 3 Điều 110 Nghị định 58/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 74/2023/NĐ-CP);

- Hoạt động sửa chữa, vệ sinh tàu thuyền hoặc thực hiện các hoạt động hàng hải khác trong vùng nước cảng biển nếu có thể ảnh hưởng đến phương án phòng, chống cháy, nổ (khoản 9 Điều 113 Nghị định 58/2017/NĐ-CP);

- Tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển (khoản 2 Điều 118 Nghị định 58/2017/NĐ-CP).

Các hoạt động nào cần phải được Cảng vụ hàng hải cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải?

Các hoạt động nào cần phải được Cảng vụ hàng hải cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải? (Hình từ Internet)

Tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Theo quy định tại Điều 62 Nghị định 58/2017/NĐ-CP thì tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải phải đáp ứng những yêu cầu sau:

(1) Tàu thuyền chỉ được phép neo đậu, di chuyển vị trí, cập cầu, cập mạn hoặc tiến hành các hoạt động tương tự khác trong vùng nước cảng biển và luồng hàng hải khi có Lệnh điều động hoặc sự chấp thuận của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.

Lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải được thực hiện kịp thời, chính xác và đầy đủ; trường hợp xét thấy không đủ điều kiện thực hiện, thuyền trưởng có trách nhiệm báo cáo Cảng vụ hàng hải để xử lý.

(2) Khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam, ngoài việc chấp hành Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển, thuyền trưởng của tàu thuyền còn phải thực hiện các quy định sau:

- Duy trì liên lạc với Cảng vụ hàng hải thông qua VHF hoặc các thiết bị thông tin liên lạc khác;

- Duy trì hoạt động của thiết bị nhận dạng tự động theo quy định;

- Chấp hành đầy đủ các quy định về tốc độ hành trình trên luồng, dấu hiệu cảnh báo, chế độ cảnh giới và các quy định khác;

+ Phải chủ động di chuyển với tốc độ an toàn khi đi qua các khu vực đang có hoạt động ngầm dưới nước, hoạt động nạo vét luồng, thả phao tiêu, trục vớt, cứu hộ, hoạt động nghề cá hoặc khi đi qua khu vực có các tàu thuyền khác đang neo đậu, điều động ở khu vực đó;

- Không được điều động tàu thuyền đi qua các khu vực có cầu, đường dây vắt ngang qua luồng mà độ cao của tàu thuyền vượt quá độ cao tĩnh không cho phép.

Việc hành trình của tàu thuyền trên luồng hẹp được thực hiện theo quy định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải; máy neo và các thiết bị tương tự khác của tàu thuyền phải luôn trong trạng thái sẵn sàng để có thể thực hiện nhanh chóng các mệnh lệnh của thuyền trưởng;

- Không để tàu thuyền rê neo, kéo neo ngầm dưới nước khi hoạt động trong luồng, kênh đào, trừ trường hợp bắt buộc phải thực hiện để phòng ngừa tai nạn hàng hải có thể xảy ra;

- Chỉ được tiến hành các hoạt động lặn hoặc các công việc ngầm dưới nước sau khi được Cảng vụ hàng hải chấp thuận.

(3) Ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều 62 Nghị định 58/2017/NĐ-CP, thuyền trưởng hoặc người chỉ huy của tàu thuyền thi công công trình hàng hải, tàu thuyền chuyên dùng để nạo vét luồng, khai thác cát hoặc cần cẩu nổi và các thiết bị công trình khác phải xin phép Cảng vụ hàng hải khu vực trước khi tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển.

(4) Khi tàu thuyền chưa làm xong thủ tục nhập cảnh hoặc sau khi đã làm xong thủ tục xuất cảnh, nghiêm cấm những người ở trên tàu thuyền giao dịch với người khác không thuộc thuyền bộ, trừ hoa tiêu dẫn tàu, đại lý tàu biển và các nhân viên công vụ đang làm nhiệm vụ trên tàu thuyền.

1,649 lượt xem
Vùng nước cảng biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án nạo vét vùng nước cảng biển
Pháp luật
Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố vùng nước cảng biển, khu vực hàng hải và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải là mẫu nào?
Pháp luật
Vùng đón trả hoa tiêu là gì? Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để đến cảng biển phải dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm gì?
Pháp luật
Tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam có cần phải có Giấy chứng nhận dung tích tàu biển không?
Pháp luật
Hệ thống thông tin tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển bao gồm những hệ thống nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Phương tiện bị nạn trong vùng nước cảng biển cần trợ giúp thì tổ chức có phương tiện này có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Vùng nước cảng biển là gì? Lực lượng, phương tiện nào tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển?
Pháp luật
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước cảng biển bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Trường hợp chủ tài sản trôi nổi trên vùng nước cảng biển không nhận lại tài sản thì tài sản đó có thuộc về người trục vớt?
Pháp luật
Tổ chức lập mới danh mục khu vực nạo vét là trách nhiệm của ai? Danh mục khu vực nạo vét phải có những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vùng nước cảng biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vùng nước cảng biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào