Mẫu đơn đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được quy định thế nào? Ai có thẩm quyền chấp thuận tổ chức lại quỹ TDND?
Mẫu đơn đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được quy định thế nào?
Mẫu đơn đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 23/2018/TT-NHNN như sau:
Hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc tổ chức lại bao gồm:
a) Đơn đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phương án tổ chức lại theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
c) Nghị quyết của Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại thông qua:
(i) Phương án tổ chức lại;
(ii) Hợp đồng sáp nhập, hợp nhất đối với trường hợp quỹ tín dụng nhân dân thực hiện sáp nhập, hợp nhất;
...
Như vậy, mẫu đơn đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được quy định theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 23/2018/TT-NHNN.
TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân tại đây.
Mẫu đơn đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân?
Thẩm quyền chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 4 Thông tư 23/2018/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân, thu hồi Giấy phép, giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân
1. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) chấp thuận tổ chức lại, quyết định thu hồi Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giám sát quá trình thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.
Như vậy, theo quy định, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính có thẩm quyền chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.
Khi tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2018/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
1. Tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Việc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện trên cơ sở phương án tổ chức lại được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục của quỹ tín dụng nhân dân; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên quỹ tín dụng nhân dân, khách hàng trong quá trình tổ chức lại.
4. Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc tổ chức lại.
5. Quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lại kế thừa quyền và nghĩa vụ của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên.
6. Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân bị chia, quỹ tín dụng nhân dân tham gia hợp nhất hết hiệu lực khi quỹ tín dụng nhân dân hình thành mới khai trương hoạt động. Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân bị sáp nhập hết hiệu lực khi quỹ tín dụng nhân dân nhận sáp nhập hoàn thành thủ tục thay đổi đăng ký hợp tác xã.
Như vậy, theo quy định, khi tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
(1) Tuân thủ quy định tại Thông tư 23/2018/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan.
(2) Việc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện trên cơ sở phương án tổ chức lại được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt phù hợp với quy định của pháp luật.
(3) Bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục của quỹ tín dụng nhân dân; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên quỹ tín dụng nhân dân, khách hàng trong quá trình tổ chức lại.
(4) Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc tổ chức lại.
(5) Quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lại kế thừa quyền và nghĩa vụ của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên.
(6) Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân bị chia, quỹ tín dụng nhân dân tham gia hợp nhất hết hiệu lực khi quỹ tín dụng nhân dân hình thành mới khai trương hoạt động.
Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân bị sáp nhập hết hiệu lực khi quỹ tín dụng nhân dân nhận sáp nhập hoàn thành thủ tục thay đổi đăng ký hợp tác xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?