Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi giấy phép bị mất?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi giấy phép bị mất?
- Sau khi cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố những thông tin nào?
- Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được cấp lại có thời hạn bao lâu?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi giấy phép bị mất?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2016/TT-BCT quy định như sau:
Các mẫu Đơn đề nghị, Giấy phép, Báo cáo, Thông báo chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; mẫu Báo cáo của Cơ quan cấp Giấy phép
1. Mẫu Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (cấp lại theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP) theo Mẫu MĐ-1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (cấp lại theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP) theo Mẫu MĐ-2 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định:
Các trường hợp cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh
Thương nhân nước ngoài làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trong những trường hợp sau:
1. Chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác.
2. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức.
Như vậy, mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp giấy phép bị mất được thực hiện theo Mẫu MĐ-2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BCT.
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi giấy phép bị mất.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện phải do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký.
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi giấy phép bị mất? (Hình từ Internet)
Sau khi cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố những thông tin nào?
Việc công bố thông tin về Văn phòng đại diện được quy định tại Điều 25 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
Công bố thông tin về Văn phòng đại diện, Chi nhánh
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình các nội dung sau:
1. Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng đại diện, Chi nhánh;
2. Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;
3. Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh;
4. Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh, Cơ quan cấp Giấy phép;
5. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh;
6. Ngày cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh.
Như vậy, theo quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình các nội dung sau đây:
(1) Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng đại diện;
(2) Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;
(3) Người đứng đầu Văn phòng đại diện;
(4) Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Cơ quan cấp Giấy phép;
(5) Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện;
(6) Ngày cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được cấp lại có thời hạn bao lâu?
Thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được cấp lại được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
Thời hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh
1. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.
2. Thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh được cấp lại bằng thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.
3. Thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh được gia hạn thực hiện như quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định, thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được cấp lại bằng thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?