Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự gồm những giấy tờ gì?
- Ban Cơ yếu Chính phủ có phải trình cấp có thẩm quyền ban hành Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép không?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự mới nhất hiện nay là mẫu số 04 tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định 58/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự mới nhất hiện nay.
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự mới nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 34 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định như sau:
Xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự
1. Khi xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự thuộc Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải có Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
b) Sản phẩm mật mã dân sự nhập khẩu phải được chứng nhận, công bố hợp quy theo quy định tại Điều 39 của Luật này;
c) Đối tượng và mục đích sử dụng sản phẩm mật mã dân sự không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
c) Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm mật mã dân sự nhập khẩu.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định và cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự; Tải về
- Bản sao Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
- Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm mật mã dân sự nhập khẩu.
Ban Cơ yếu Chính phủ có phải trình cấp có thẩm quyền ban hành Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép không?
Căn cứ theo điểm d khoản 4 Điều 52 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng
...
4. Ban Cơ yếu Chính phủ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về mật mã dân sự, có nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý mật mã dân sự;
b) Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
c) Quản lý hoạt động kinh doanh, sử dụng mật mã dân sự; quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; quản lý công tác đánh giá, công bố hợp chuẩn, hợp quy đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
d) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép;
đ) Cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự;
e) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, sử dụng mật mã dân sự;
g) Hợp tác quốc tế về mật mã dân sự.
5. Bộ Công an có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, phòng, chống tội phạm mạng, lợi dụng mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
b) Thực hiện quản lý công tác giám sát an toàn hệ thống thông tin thuộc Bộ Công an;
c) Tổ chức, chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống tội phạm, tổ chức điều tra tội phạm mạng và hành vi vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng;
...
Như vậy, Ban Cơ yếu Chính phủ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về mật mã dân sự có nhiệm vụ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?