Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là mẫu nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là mẫu nào?
- Thời hạn cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là bao lâu?
- Nội dung hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được quy định thế nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài phê chuẩn.
3. Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ các nghiệp vụ dự kiến triển khai, thị trường mục tiêu, kênh phân phối, phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro, công nghệ thông tin của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
4. Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định; sơ yếu lý lịch, bản sao các văn bằng, chứng chỉ và tài liệu khác chứng minh đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của người dự kiến được bổ nhiệm là Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
...
Như vậy, mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được quy định theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài tại đây.
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là bao lâu?
Thời hạn cấp Giấy phép được quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
...
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính từ chối xem xét cấp Giấy phép.
Tổng thời gian để tổ chức, cá nhân bổ sung, sửa đổi hồ sơ tối đa là 12 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính thông báo lần đầu. Quá thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, Bộ Tài chính có quyền từ chối xem xét cấp Giấy phép.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện, hồ sơ cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này hoặc tổ chức, cá nhân gian lận, giả mạo các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, thời hạn cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Nội dung hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được quy định thế nào?
Nội dung hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
c) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
d) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
c) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ được phép kinh doanh một loại hình bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm sức khỏe;
...
Như vậy, theo quy định, nội dung hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bao gồm:
(1) Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm;
(2) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
(3) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?