Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao là mẫu nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo Thông tư 15/2023/TT-BKHCN?
- Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao được quy định như thế nào?
- Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có hiệu lực trong thời gian bao lâu?
- Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo Thông tư 15/2023/TT-BKHCN?
Ngày 26/07/2023, Bộ khoa học và công nghệ ban hành Thông tư 15/2023/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2011/TT-BKHCN và Thông tư 03/2015/TT-BKHCN.
Theo đó, tại Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều và thay thế một số điều biểu mẫu của Thông tư 32/2011/TT-BKHCN.
Như vậy, mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao được quy định tại Thông tư 15/2023/TT-BKHCN như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại đây.
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo Thông tư 15/2023/TT-BKHCN?
Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao được quy định như thế nào?
Tại Điều 5 Quyết định 55/2010/QĐ-TTg quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao bao gồm các bước như sau:
- Việc công nhận doanh nghiệp công nghệ cao được thực hiện dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ được lập thành 02 bộ, trong đó có 01 một bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ phô tô, bao gồm:
+ Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao theo mẫu quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
+ Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
+ Bản thuyết minh doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Công nghệ cao 2008.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lấy ý kiến của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Bộ Khoa học và Công nghệ phải có công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có trách nhiệm bổ sung, sửa chữa và gửi lại Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cuộc họp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan để làm rõ những vấn đề nêu trong hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và gửi cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
- Mẫu Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có hiệu lực trong thời gian bao lâu?
Tại khoản 1 Điều 7 Quyết định 55/2010/QĐ-TTg quy định về hiệu lực của Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có hiệu lực 5 năm kể từ này cấp.
Bên cạnh đó, giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao còn là căn cứ để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Công nghệ cao 2008 và các ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật (theo khoản 2 Điều 7 Quyết định 55/2010/QĐ-TTg).
Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao bị thu hồi trong những trường hợp nào?
4 Trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao được quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 55/2010/QĐ-TTg.
Theo đó, doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao mà doanh nghiệp không hoạt động.
- Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
- Vi phạm một trong các điều cấm của Luật Công nghệ cao 2008.
- Không còn đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Công nghệ cao 2008 trong quá trình hoạt động.
Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao của doanh nghiệp vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 55/2010/QĐ-TTg.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?