Mẫu Đơn đề nghị cấp CO form AANZ của Việt Nam? Thủ tục đề nghị cấp CO form AANZ? Người nhập khẩu không phải nộp CO form AANZ khi nào?
Mẫu Đơn đề nghị cấp CO form AANZ của Việt Nam?
CO form AANZ là (Giấy chứng nhận xuất xứ form AANZ) hay CO mẫu AANZ là giấy chứng nhận xuất xứ được phát hành theo Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc (Australia) - Niu di lân (New Zealand).
Mẫu Đơn đề nghị cấp CO form AANZ (Giấy chứng nhận xuất xứ form AANZ) hay CO mẫu AANZ của Việt Nam được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 31/2015/TT-BCT:
Tải về Mẫu Đơn đề nghị cấp CO form AANZ của Việt Nam
Tải về Mẫu CO form AANZ - CO mẫu AANZ
Tải về Hướng dẫn kê khai CO form AANZ
Mẫu Đơn đề nghị cấp CO form AANZ? Thủ tục đề nghị cấp CO form AANZ? Người nhập khẩu không phải nộp CO form AANZ khi nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục đề nghị cấp CO form AANZ của Việt Nam?
Thủ tục đề nghị cấp CO form AANZ của Việt Nam được quy định tại Điều 4, Điều 5 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 31/2015/TT-BCT, cụ thể như sau:
A.
(1) Nhà chế tạo, nhà sản xuất, hoặc người xuất khẩu hoặc người được ủy quyền sẽ nộp đơn đề nghị cấp CO form AANZ bằng văn bản hoặc bằng các phương thức giao dịch điện tử cho tổ chức cấp CO theo quy định của pháp luật nước thành viên xuất khẩu và theo thủ tục của tổ chức cấp CO, đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa trước khi xuất khẩu.
(2) Kết quả kiểm tra, được rà soát định kỳ hoặc khi cần thiết, được coi là cơ sở để cấp CO cho hàng hóa xuất khẩu sau này.
(3) Việc kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu có thể không cần áp dụng đối với hàng hóa mà do bản chất của chúng, xuất xứ có thể dễ dàng xác định được.
B. Nhà chế tạo, nhà sản xuẩt, người xuất khẩu hoặc người được ủy quyền sẽ nộp đơn đề nghị cấp CO form AANZ bằng cách cung cấp những tài liệu thích hợp và thông tin có liên quan khác để chứng minh hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ.
Về Thủ tục kiểm tra trước khi xuất khẩu (Điều 6 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 31/2015/TT-BCT)
Tổ chức cấp CO phải tiến hành kiểm tra theo quy định của pháp luật nước mình hoặc theo thủ tục của tổ chức cấp CO đối với từng trường hợp đề nghị cấp CO để bảo đảm rằng:
(1) Đơn đề nghị cấp CO và C/O được khai đầy đủ và được ký bởi người có thẩm quyền.
(2) Hàng hóa đáp ứng xuất xứ theo quy định tại Điều 2 Phụ lục I.
Tải về Phụ lục I Quy tắc xuất xứ
(3) Các nội dung khác khai trên CO phù hợp với các chứng từ đã nộp và thông tin liên quan.
(4) Thông tin khai báo cho hàng xuất khẩu phù hợp với những thông tin tối thiểu của CO quy định tại Phụ lục IV.
Trong đó, những thông tin tối thiểu của CO form AANZ quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 31/2015/TT-BCT, cụ thể như sau:
(i) Thông tin của người xuất khẩu: tên, địa chỉ và thông tin liên lạc cụ thể của người xuất khẩu.
(ii) Thông tin về lô hàng (Mỗi một CO chỉ được áp dụng cho một lần nhập khẩu hàng hóa):
- Tên và địa chỉ của người nhận hàng;
- Thông tin cần thiết để xác nhận lô hàng, như số đề nghị mua hàng của người nhập khẩu, số hóa đơn và ngày xuất hóa đơn, và vận đơn hàng không hoặc vận đơn đường biển hoặc vận tải đơn;
- Cảng dỡ hàng (nếu có).
(iii) Mô tả chi tiết hàng hóa:
- Mô tả chi tiết hàng hóa, bao gồm mã HS (ở cấp độ 6 số), số hiệu sản phẩm và tên nhãn hiệu sản phẩm (nếu có thể);
- Tiêu chí xuất xứ liên quan;
- Trị giá FOB khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC).
(iv) Chứng nhận của Tổ chức cấp CO:
Căn cứ vào các thông tin được cung cấp, Tổ chức cấp CO chứng nhận hàng hóa khai trên CO đáp ứng các quy tắc xuất xứ quy định tại Phụ lục I.
(v) Số tham chiếu của CO:
Mỗi CO sẽ được Tổ chức cấp C/O cấp một số tham chiếu./.
Người nhập khẩu không phải nộp CO form AANZ khi nào?
Người nhập khẩu không phải nộp CO form AANZ trong những trường hợp được quy định tại Điều 14 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 31/2015/TT-BCT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 07/2020/TT-BCT cụ thể như sau:
(1) Hàng hóa có xuất xứ tại nước thành viên xuất khẩu và có trị giá FOB không quá 200 đô la Mỹ hoặc một trị giá cao hơn do nước thành viên nhập khẩu quy định; hoặc
(2) Hàng hóa gửi qua đường bưu điện có trị giá FOB không vượt quá 200 đô la Mỹ hoặc một trị giá cao hơn do nước thành viên nhập khẩu quy định, với điều kiện hàng hóa đó không phải là một phần của một hay nhiều lô hàng nhập khẩu mà nước nhập khẩu có lý do để cho rằng đây là sự sắp đặt nhằm trốn tránh việc nộp CO.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?