Mẫu Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ đối với người phụ trách tẩy xạ theo quy định là mẫu nào?
- Người phụ trách tẩy xạ được cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ khi đáp ứng được những tiêu chuẩn nào?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ đối với người phụ trách tẩy xạ theo quy định là mẫu nào?
- Người phụ trách tẩy xạ nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ bằng hình thức nào?
- Chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách tẩy xạ có thời hạn là bao lâu?
Người phụ trách tẩy xạ được cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ khi đáp ứng được những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 về chứng chỉ nhân viên bức xạ như sau:
Chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Người đảm nhiệm một trong các công việc sau đây phải có chứng chỉ nhân viên bức xạ:
a) Kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân;
b) Trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân;
c) Người phụ trách an toàn;
d) Người phụ trách tẩy xạ;
đ) Người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
e) Người quản lý nhiên liệu hạt nhân;
g) Nhân viên vận hành lò phản ứng hạt nhân;
h) Nhân viên vận hành máy gia tốc;
i) Nhân viên vận hành thiết bị chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ;
k) Nhân viên sản xuất đồng vị phóng xạ;
l) Nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.
2. Người có đủ điều kiện sau đây được cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Có trình độ chuyên môn và kiến thức về an toàn phù hợp.
3. Người được cấp chứng chỉ quy định tại khoản 1 Điều này phải thường xuyên cập nhật kiến thức liên quan.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người phụ trách tẩy xạ phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ.
Theo đó, người phụ trách tẩy xạ được cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ khi đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Có trình độ chuyên môn và kiến thức về an toàn phù hợp.
Lưu ý: Người phụ trách tẩy xạ phải thường xuyên cập nhật kiến thức liên quan.
Người phụ trách tẩy xạ được cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ khi đáp ứng được những tiêu chuẩn nào? (hình từ Internet)
Mẫu Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ đối với người phụ trách tẩy xạ theo quy định là mẫu nào?
Mẫu Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP là Mẫu số 05 như sau:
>> Xem chi tiết hơn mẫu Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ đối với người phụ trách tẩy xạ tại đây. TẢI VỀ <<
Người phụ trách tẩy xạ nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ bằng hình thức nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 142/2020/NĐ-CP về cách thức thực hiện cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ như sau:
Thủ tục cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Cách thức thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:
- Trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở X-quang chẩn đoán y tế nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:
- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công cấp tỉnh;
- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...
Như vậy, người phụ trách tẩy xạ nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo một trong những hình thức sau:
- Trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
Chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách tẩy xạ có thời hạn là bao lâu?
Tại Điều 37 Nghị định 142/2020/NĐ-CP có quy định về thời hạn của Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và Chứng chỉ nhân viên bức xạ như sau:
Thời hạn của Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và Chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ có thời hạn như sau:
a) 12 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5 theo QCVN 6:2010/BKHCN (Cấp cho từng chuyến hàng đối với nguồn phóng xạ kín, nhiều chuyến hàng đối với nguồn phóng xạ hở).
b) 06 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 theo QCVN 6:2010/BKHCN, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân (cấp cho từng chuyến hàng).
c) 06 tháng đối với các công việc: Vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.
d) 05 năm đối với công việc vận hành thiết bị chiếu xạ.
đ) 03 năm đối với các công việc bức xạ khác.
2. Chứng chỉ nhân viên bức xạ không có thời hạn.
3. Thời hạn của giấy phép gia hạn được tính từ ngày hết hạn của giấy phép cũ.
4. Giấy phép sửa đổi, bổ sung, cấp lại có thời hạn như thời hạn của giấy phép cũ, trừ trường hợp sửa đổi giấy phép quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Giấy phép sửa đổi để hợp nhất các giấy phép đã được cấp và còn hiệu lực có thời hạn theo thời hạn của giấy phép được cấp gần nhất.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách tẩy xạ không có thời hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?