Mẫu đơn đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước mới nhất?
- Mẫu đơn đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước mới nhất?
- Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước gồm những gì?
- Ngân hàng Nhà nước có tạm dừng giao dịch mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng khi tổ chức này bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt không?
Mẫu đơn đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước mới nhất?
Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-NHNN, điểm a khoản 7 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-NHNN thì mẫu đơn đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước mới nhất có dạng như sau:
Tải mẫu tại đây nha
Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước gồm những gì?
Tài liệu trong hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2013/TT-NHNN, điểm a khoản 7 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-NHNN, được sửa đổi bởi Điều 11 Thông tư 29/2015/TT-NHNN như sau:
Hồ sơ, thủ tục thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước
1. Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng có nhu cầu tham gia giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng đến Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước). Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước (theo mẫu tại Phụ lục 1);
b. Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính;
c) Văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 2);
d) Văn bản ủy quyền của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp cho người đại diện giao dịch trong trường hợp người đại diện giao dịch là người đại diện theo ủy quyền.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) thông báo cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bằng văn bản xác nhận thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 3). Trường hợp từ chối thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
3. Trong trường hợp có thay đổi nội dung các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) kèm theo tài liệu liên quan.
Theo quy định trên, hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước gồm những tài liệu sau:
(1) Đơn đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
(2) Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính;
(3) Văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp.
(4) Văn bản ủy quyền của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp cho người đại diện giao dịch trong trường hợp người đại diện giao dịch là người đại diện theo ủy quyền.
Giao dịch mua bán vàng miếng (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước có tạm dừng giao dịch mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng khi tổ chức này bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt không?
Việc Ngân hàng Nhà nước có tạm dừng giao dịch mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng khi tổ chức này bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt không, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 06/2013/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 12/2015/TT-NHNN như sau:
Tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng
...
2. Đối với tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt:
a) Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng trong thời gian tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Căn cứ tình hình thực tế của tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt tại tổ chức tín dụng có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (thông qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) cho phép tổ chức tín dụng giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước, chấm dứt cho phép tổ chức tín dụng giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
...
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ tạm ngừng giao dịch mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng trong thời gian tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, trừ trường hợp Ban kiểm soát đặc biệt tại tổ chức tín dụng có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép tổ chức tín dụng giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ 2025? Bằng lái xe cũ có được tiếp tục sử dụng từ 2025 không?
- Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào? Hạn nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào theo quy định?
- Lệ phí môn bài bậc 2 bao nhiêu tiền năm 2025? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình lớp 5 mẫu tham khảo?
- Thuế môn bài bao lâu đóng một lần 2025? Những trường hợp được miễn thuế môn bài 2025 như thế nào?