Mẫu đơn đăng ký làm tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính phát hành trái phiếu Chính phủ mới nhất từ 15/01/2024?
Mẫu đơn đăng ký làm tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính phát hành trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024?
Vừa qua, Chính Phủ vừa ban hành Nghị định 83/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Theo đó, mẫu đơn đăng ký làm tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính được thực hiện thống nhất theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 83/2023/NĐ-CP.
Tải về Mẫu đơn đăng ký làm tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính
Mẫu đơn đăng ký làm tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính phát hành trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024?
Điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính và quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP thì:
(*) Điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính:
- Các tổ chức tài chính có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh chứng khoán theo quy định của pháp luật được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán;
- Có phương án bảo lãnh phát hành khả thi đáp ứng được yêu cầu của chủ thể tổ chức phát hành đối với mỗi đợt phát hành.
(*) Quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu:
- Căn cứ yêu cầu của từng đợt bảo lãnh phát hành, điều kiện của tổ chức bảo lãnh chính quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP, Kho bạc Nhà nước lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cho từng đợt bảo lãnh phát hành theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP.
- Kho bạc Nhà nước cung cấp các thông tin cơ bản về đợt phát hành để tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh tìm kiếm nhà đầu tư. Nội dung cung cấp thông tin bao gồm: khối lượng dự kiến phát hành, kỳ hạn dự kiến phát hành, định hướng lãi suất đối với từng kỳ hạn phát hành, thời gian dự kiến phát hành.
- Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và thành viên của tổ hợp bảo lãnh tổng hợp nhu cầu mua trái phiếu của nhà đầu tư gồm: khối lượng dự kiến mua, khối lượng mua chắc chắn và lãi suất kỳ vọng đối với từng kỳ hạn gửi Kho bạc Nhà nước.
- Kho bạc Nhà nước đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính về khối lượng, điều kiện, điều khoản của trái phiếu (kỳ hạn, lãi suất phát hành ngày phát hành, ngày thanh toán tiền mua trái phiếu, giá bán trái phiếu), chi phí bảo lãnh và các nội dung liên quan khác.
- Căn cứ kết quả đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính để bán trái phiếu. Hợp đồng bảo lãnh phát hành là căn cứ pháp lý xác nhận các quyền, nghĩa vụ của tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính; quyền, nghĩa vụ của Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh có trách nhiệm phân phối trái phiếu theo cam kết tại hợp đồng bảo lãnh. Trường hợp không phân phối hết trái phiếu, tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh có trách nhiệm mua hết khối lượng còn lại.
- Kết thúc đợt bảo lãnh phát hành, Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ cho nhà đầu tư theo danh sách do tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cung cấp.
Điều kiện và điều khoản của trái phiếu Chính phủ quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì điều kiện và điều khoản của trái phiếu Chính phủ như sau:
(1) Kỳ hạn trái phiếu Chính phủ:
- Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn chuẩn là 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm và 50 năm.
- Các kỳ hạn khác của trái phiếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong từng thời kỳ.
(2) Mệnh giá phát hành: Trái phiếu Chính phủ có mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.
(3) Đồng tiền phát hành, thanh toán là đồng Việt Nam. Trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ, đồng tiền phát hành, thanh toán là ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định tại Điều 22 Nghị định 95/2018/NĐ-CP.
(4) Hình thức trái phiếu Chính phủ
- Trái phiếu Chính phủ được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử tùy thuộc vào phương thức phát hành.
- Chủ thể tổ chức phát hành quyết định cụ thể về hình thức trái phiếu Chính phủ đối với mỗi đợt phát hành.
(5) Lãi suất trái phiếu Chính phủ
- Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc lãi suất chiết khấu theo thông báo của Kho bạc Nhà nước.
- Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
(6) Phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu Chính phủ
- Tiền lãi được thanh toán theo định kỳ 06 tháng một lần, hoặc 12 tháng một lần, hoặc thanh toán 01 lần vào ngày đáo hạn cùng với thanh toán gốc. Chủ thể phát hành thông báo cụ thể phương thức thanh toán lãi trái phiếu đối với từng đợt phát hành.
- Tiền gốc được thanh toán 01 lần vào ngày đáo hạn hoặc thanh toán trước hạn theo thông báo của chủ thể phát hành đối với từng đợt phát hành.
(7) Phương thức phát hành: Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo phương thức đấu thầu phát hành, bảo lãnh phát hành và phát hành riêng lẻ theo quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP.
Nghị định 83/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ 15/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?