Mẫu đơn đăng ký hoạt động Trung tâm tư vấn pháp luật là mẫu nào? Người đại diện theo pháp luật của Trung tâm là ai?
Mẫu đơn đăng ký hoạt động Trung tâm tư vấn pháp luật là mẫu nào?
Mẫu đơn đăng ký hoạt động Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 01/2010/TT-BTP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2011/TT-BTP) như sau:
Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP do Trung tâm tư vấn pháp luật nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nơi dự kiến đặt trụ sở của Trung tâm; số lượng hồ sơ là 01 bộ.
2. Đơn đăng ký hoạt động theo Mẫu TP-TVPL-01 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;
b) Bản sao Bằng cử nhân luật;
c) Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.
4. Hồ sơ của luật sư gồm các giấy tờ sau:
a) Bản sao Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân theo quy định của Luật Luật sư;
b) Bản sao hợp đồng lao động ký kết giữa luật sư và Trung tâm, hoặc văn bản cam kết của tổ chức chủ quản về việc tuyển dụng luật sư đó làm việc tại Trung tâm trong trường hợp chưa ký hợp đồng lao động.
...
Như vậy, mẫu đơn đăng ký hoạt động Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định theo Mẫu TP-TVPL-01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2010/TT-BTP.
TẢI VỀ mẫu đơn đăng ký hoạt động Trung tâm tư vấn pháp luật tại đây.
Mẫu đơn đăng ký hoạt động Trung tâm tư vấn pháp luật là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Người đại diện theo pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật là ai?
Người đại diện theo pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2010/TT-BTP như sau:
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP gồm có: Giám đốc, tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là luật sư), kế toán, thủ quỹ. Trung tâm tư vấn pháp luật có thể có Phó Giám đốc và nhân viên khác.
2. Giám đốc Trung tâm do tổ chức chủ quản lựa chọn và bổ nhiệm trong số các tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư của Trung tâm. Giám đốc Trung tâm không được đồng thời kiêm nhiệm Trưởng Chi nhánh.
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước tổ chức chủ quản và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.
3. Quyền, nghĩa vụ của Phó Giám đốc và các vấn đề khác liên quan đến tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản quy định.
Như vậy, theo quy định, người đại diện theo pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật là Giám đốc Trung tâm.
Giám đốc Trung tâm do tổ chức chủ quản lựa chọn và bổ nhiệm trong số các tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước tổ chức chủ quản và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.
Trung tâm tư vấn pháp luật phải thay đổi nội dung đăng ký hoạt động trong trường hợp nào?
Việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định tại Điều 7 Thông tư 01/2010/TT-BTP như sau:
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh
1. Chậm nhất là mười ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thay đổi trụ sở hoặc Giám đốc Trung tâm, Trưởng Chi nhánh, tư vấn viên pháp luật, luật sư, thì Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh phải gửi thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động về việc thay đổi, kèm theo bản chính Giấy đăng ký hoạt động và các giấy tờ sau đây:
a) Giấy xác nhận trụ sở mới của Trung tâm, Chi nhánh trong trường hợp thay đổi trụ sở;
b) Quyết định về việc cử Giám đốc Trung tâm, Trưởng Chi nhánh trong trường hợp thay đổi Giám đốc Trung tâm, Trưởng Chi nhánh;
c) Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, hồ sơ của luật sư trong trường hợp bổ sung tư vấn viên pháp luật, luật sư. Sở Tư pháp xem xét, cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người được đề nghị.
2. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thực hiện việc ghi nội dung thay đổi nêu trên vào Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm, Chi nhánh và giao lại bản chính Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm, Chi nhánh sau khi đã hoàn tất thủ tục.
...
Như vậy, theo quy định, Trung tâm tư vấn pháp luật phải thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chậm nhất là mười ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thay đổi trong các trường hợp sau đây:
(1) Thay đổi trụ sở;
(2) Thay đổi Giám đốc Trung tâm;
(3) Thay đổi Trưởng Chi nhánh;
(4) Thay đổi tư vấn viên pháp luật;
(5) Thay đổi luật sư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?