Mẫu đề cương xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh? Xây dựng, phê duyệt chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh theo trình tự thủ tục nào?
Mẫu đề cương xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh?
Mẫu đề cương xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh là Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP như sau:
TẢI VỀ Mẫu đề cương xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh
Mẫu đề cương xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh? Xây dựng, phê duyệt chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh theo trình tự thủ tục nào? (Hình từ Internet)
Xây dựng, phê duyệt chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh theo trình tự thủ tục nào?
Trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 95/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Bước 1: Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh lập tờ trình đề xuất xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt bao gồm đề cương chi tiết, dự toán kinh phí xây dựng chương trình phát triển nhà ở, tiến độ và phương thức tự thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn có kinh nghiệm về việc xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở để thực hiện;
Bước 2: Trong thời hạn tối đa 45 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, phê duyệt đề xuất xây dựng chương trình phát triển nhà ở;
Bước 3: Căn cứ nội dung phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trường hợp cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh trực tiếp thực hiện thì phải tổ chức triển khai xây dựng chương trình phát triển nhà ở theo tiến độ đã được phê duyệt; trường hợp thuê đơn vị tư vấn thực hiện thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Trong quá trình xây dựng chương trình phát triển nhà ở, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và các cơ quan có liên quan của địa phương có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, đơn vị tư vấn để tổ chức khảo sát; tổng hợp, cung cấp số liệu; xây dựng chương trình phát triển nhà ở;
Bước 4: Sau khi hoàn thành xây dựng dự thảo chương trình phát triển nhà ở, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải gửi văn bản lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan của địa phương.
Trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến phải gửi văn bản trả lời cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh;
Bước 5: Trong thời hạn tối đa 45 ngày, kể từ ngày gửi văn bản góp ý, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm hoàn thiện, chỉnh sửa nội dung dự thảo chương trình phát triển nhà ở; lập tờ trình gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét cho ý kiến để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
Thành phần hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: tờ trình của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, dự thảo chương trình phát triển nhà ở, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, dự thảo tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua và dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về việc phê duyệt chương trình phát triển nhà ở.
Nội dung trình Hội đồng nhân dân thông qua bao gồm: mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nhà ở; nhu cầu về nguồn vốn để phát triển nhà ở; dự kiến diện tích đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở công vụ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (nếu có) và các giải pháp để thực hiện chương trình phát triển nhà ở;
Bước 6: Sau khi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua chương trình phát triển nhà ở, trong thời gian tối đa 15 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ban hành quyết định phê duyệt chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh và đăng tải chương trình này trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan này và gửi chương trình về Bộ Xây dựng để theo dõi việc thực hiện.
Kinh phí để xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh được cấp từ đâu?
Kinh phí để xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 95/2024/NĐ-CP như sau:
Kinh phí xây dựng, điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh
1. Kinh phí để xây dựng, điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập đề xuất kinh phí xây dựng, điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở và nêu rõ trong tờ trình đề xuất xây dựng, điều chỉnh chương trình, kế hoạch đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Kinh phí xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở được cấp từ nguồn ngân sách chi thường xuyên cấp tỉnh, bao gồm các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này; kinh phí điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Trên cơ sở đề xuất của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt kinh phí xây dựng, điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cùng với việc phê duyệt đề xuất xây dựng, điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh.
...
Như vậy, theo quy định, kinh phí để xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh được cấp từ nguồn ngân sách chi thường xuyên cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?