Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực định kỳ mới nhất? Tải mẫu đề cương?
Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực định kỳ mới nhất? Tải mẫu đề cương?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định về các loại báo cáo như sau:
Các loại báo cáo
1. Báo cáo định kỳ là báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện hằng quý, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm.
2. Báo cáo chuyên đề là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề thuộc lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.
3. Báo cáo đột xuất là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường trong các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc của Thanh tra Chính phủ.
Theo đó, báo cáo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực định kỳ là báo cáo được thực hiện hằng quý, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm.
Và theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2024/TT-TTCP về báo cáo định kỳ như sau:
Báo cáo định kỳ
1. Báo cáo Quý I, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm:
...
c) Về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện theo Mẫu số 03 và các biểu số liệu 01/PCTN, 02/PCTN, 03/PCTN ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực định kỳ là Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-TTCP sau:
Tải về Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực định kỳ mới nhất
>> Xem thêm: Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ Tải về
Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực định kỳ mới nhất? Tải mẫu đề cương? (Hình từ Internet)
Việc giám sát công tác phòng chống tham nhũng thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về giám sát công tác phòng, chống tham nhũng như sau:
(1) Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
(2) Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách.
(3) Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
(4) Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.
(5) Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
Như vậy, trách nhiệm giám sát công tác phòng chống tham nhũng thuộc về các cơ quan nêu trên.
Đối tượng nào thực hiện báo cáo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực định kỳ? Thời hạn gửi báo cáo là bao lâu?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-TTCP thì đối với báo cáo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực định kỳ, các đối tượng phải thực hiện gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của cấp huyện gửi báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất vào ngày 16 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của cấp tỉnh gửi báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất vào ngày 18 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, duyệt, gửi báo cáo Thanh tra Chính phủ chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo.
- Cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp huyện gửi báo cáo cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp tỉnh chậm nhất vào ngày 15 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo;
- Cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp tỉnh tổng hợp, duyệt, gửi báo cáo cơ quan được tổ chức theo ngành dọc cấp trung ương chậm nhất vào ngày 16 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo;
- Cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tổng hợp, duyệt, gửi báo cáo bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chậm nhất vào ngày 18 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo;
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổng hợp, duyệt, gửi báo cáo Thanh tra Chính phủ chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo.
- Cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp tỉnh, cấp huyện đồng thời gửi báo cáo đến cơ quan thanh tra và cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để phục vụ quản lý. Cơ quan thanh tra và cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp không tổng hợp nội dung báo cáo của cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc vào báo cáo của mình.
Lưu ý: Trong trường hợp cần thiết, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về thời hạn gửi báo cáo cho từng cấp theo thẩm quyền quản lý nhưng đảm bảo thời hạn gửi báo cáo về Thanh tra Chính phủ chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi công việc đã giao kết trong hợp đồng thế nào? Hướng dẫn xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ?
- Đối tượng nào được ưu đãi trong hoạt động dầu khí? Hoạt động dầu khí thực hiện trên cơ sở nào?
- Giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe máy 2025 phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Luật nhường đường cho xe ưu tiên 2025? Không nhường đường cho xe ưu tiên ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Xe nhóm L1 L2 là xe gì? Phân loại nhóm xe theo QCVN 14:2024/BGTVT từ năm 2025 như thế nào?