Mẫu đề án tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đề án tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đề án tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 06/2020/QĐ-TTg như sau:
Tải về mẫu đề án tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu đề án tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền khi nào?
Đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quyết định 06/2020/QĐ-TTg như sau:
Quy trình xin phép và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
1. Xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế:
a) Đơn vị tổ chức gửi đầy đủ hồ sơ xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế cho cơ quan của người có thẩm quyền ít nhất 40 ngày đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ít nhất 30 ngày đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của người có thẩm quyền.
Hồ sơ xin phép bao gồm:
- Công văn xin phép tổ chức;
- Đề án tổ chức theo Mẫu 01 kèm theo;
- Văn bản có ý kiến của các cơ quan liên quan trong trường hợp các quy định pháp luật khác có yêu cầu;
- Văn bản đồng ý chủ trương đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (nếu có).
b) Đối với các chương trình, dự án, phi dự án đã được phê duyệt có hợp phần là tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế nhưng chưa có Đề án tổ chức theo Mẫu 01 kèm theo Quyết định này hoặc cơ quan phê duyệt chương trình, dự án, phi dự án không phải là cơ quan của người có thẩm quyền theo Quyết định này, đơn vị tổ chức cần tiến hành thực hiện theo quy trình được quy định tại khoản 1 của Điều này trước khi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.
2. Sau khi được người có thẩm quyền cho phép, đơn vị tổ chức có trách nhiệm sau đây:
a) Tiến hành hội nghị, hội thảo quốc tế theo nội dung và Đề án đã được phê duyệt; thực hiện đúng các quy định về tài chính hiện hành;
b) Chịu trách nhiệm về nội dung các tài liệu, báo cáo, tham luận, tư liệu, số liệu liên quan phát hành trước, trong và sau hội nghị, hội thảo quốc tế và bảo đảm thực hiện quy định về bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Báo cáo cơ quan của người có thẩm quyền kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trong thời gian 15 ngày kể từ khi kết thúc hội nghị, hội thảo quốc tế, đồng gửi cho Bộ Ngoại giao đối với các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ để tổng hợp (Mẫu 02 kèm theo).
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền ít nhất 40 ngày đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ít nhất 30 ngày đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của người có thẩm quyền.
Ai chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hội nghị, hội thảo quốc tế trên cả nước?
Ai chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hội nghị, hội thảo quốc tế trên cả nước, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định 06/2020/QĐ-TTg như sau:
Trách nhiệm quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế
1. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hội nghị, hội thảo quốc tế trong cả nước.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Tuân thủ quy trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo quy định tại các Điều 3, 4, 5 của Quyết định này; phối hợp cho ý kiến trong quá trình cơ quan của người có thẩm quyền xử lý hồ sơ xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo Điều 5 của Quyết định này;
b) Kiểm tra, bảo đảm các hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức theo nội dung, Đề án đã được phê duyệt;
c) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, các quy định về thông tin, tuyên truyền trước, trong và sau hội nghị, hội thảo quốc tế;
d) Theo dõi, phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan của người có thẩm quyền xử lý đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của Quyết định này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hội nghị, hội thảo quốc tế trong cả nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ bổ nhiệm viên chức quản lý? Nghĩa vụ của viên chức quản lý là gì? Viên chức quản lý là gì?
- Những ai được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73? Mức tiền thưởng cụ thể được xác định dựa vào đâu?
- Tổ chức đại hội dưới hình thức nào? Tổ chức đại hội cần đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội thành lập?
- Hạn cuối chi thưởng theo Nghị định 73 đối với cán bộ, công chức, viên chức và LLVT là khi nào?
- Khi thay đổi quy hoạch thì dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư có được phép điều chỉnh tiến độ thực hiện quá 24 tháng so với tiến độ đã được chấp thuận lần đầu?