Mẫu đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên mới nhất là mẫu nào?

Mẫu đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên mới nhất là mẫu nào? Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên có nằm trong giấy phép thăm dò nước dưới đất không?

Mẫu đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên mới nhất là mẫu nào?

Mẫu đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên mới nhất là mẫu 35 nằm tại Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định:

thăm dò nước dưới đất

Tải về Mẫu đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên mới nhất.

Mẫu đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên mới nhất là mẫu nào?

Mẫu đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)

Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên có nằm trong giấy phép thăm dò nước dưới đất không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m³/ngày đêm trở lên; thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m³/ngày đêm.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép;
b) Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép.
3. Mẫu đơn, nội dung đề án, báo cáo được lập theo Mẫu 01, Mẫu 02, Mẫu 35, Mẫu 36 và Mẫu 37 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép;

- Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m³/ngày đêm trở lên;

- Thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m³/ngày đêm.

Như vậy, đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m³/ngày đêm trở lên sẽ nằm trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất.

Khai thác nước mặt cho mục đích sinh hoạt có quy mô 200 m3/ngày đêm có phải đăng ký khai thác tài nguyên nước không?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Các trường hợp không phải kê khai, cấp phép khai thác tài nguyên nước và đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại các điểm a, d, đ, e và k khoản 3 Điều 52 của Luật Tài nguyên nước.
2. Các trường hợp khai thác nước có quy mô nhỏ quy định tại các điểm b, c, g và các trường hợp quy định tại điểm l khoản 3 Điều 52 của Luật Tài nguyên nước bao gồm:
a) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp (bao gồm cả khai thác để sử dụng nước cho mục đích làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt), thi công xây dựng công trình có quy mô không vượt quá 100 m³/ngày đêm;
b) Khai thác nước mặt cho mục đích sinh hoạt có quy mô không vượt quá 100 m³/ngày đêm; khai thác nước mặt cho mục đích sinh hoạt có quy mô không vượt quá 200 m³/ngày đêm đối với khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m³; công trình khai thác nước mặt khác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có quy mô không vượt quá 0,1 m³/giây.
Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m³ có quy mô khai thác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vượt quá 0,1 m³/giây hoặc có các mục đích khai thác nước khác có quy mô vượt quá quy định tại các điểm a, b và d khoản này thì phải thực hiện đăng ký, cấp phép theo quy định của Nghị định này;
d) Khai thác nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;
đ) Khai thác nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền có quy mô không vượt quá 10.000 m³/ngày đêm.
3. Sử dụng mặt nước sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ thuộc trường quy định tại điểm h khoản 3 Điều 52 của Luật Tài nguyên nước với diện tích mặt nước sử dụng có quy mô không vượt quá 100 m2 (trừ sử dụng mặt nước tại các khu, điểm du lịch).
4. Đào hồ, ao, kênh, mương, rạch quy mô nhỏ để tạo không gian thu, trữ nước, dẫn nước, tạo cảnh quan thuộc trường quy định tại điểm i khoản 3 Điều 52 của Luật Tài nguyên nước, bao gồm:
a) Đào hồ, ao có quy mô diện tích mặt nước không vượt quá 500 m2;
b) Đào kênh, mương, rạch với lưu lượng dẫn nước có quy mô không vượt quá 0,1 m³/giây hoặc bề rộng đáy không vượt quá 0,5 m;
...

Như vậy, trường hợp khai thác nước mặt cho mục đích sinh hoạt có quy mô không vượt quá 200 m³/ngày đêm đối với khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì tổ chức, cá nhân không phải kê khai, cấp phép khai thác tài nguyên nước và đăng ký khai thác tài nguyên nước.

Với các trường hợp còn lại thì đăng ký khai thác tài nguyên nước theo quy định.

Thăm dò nước dưới đất
Giấy phép thăm dò nước dưới đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm được đơn giản hóa ra sao?
Pháp luật
Có được điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất khi điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục không?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất cho tổ chức đối với công trình có quy mô từ 3.000 m³/ngày đêm?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất? Những trường hợp nào được điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất?
Pháp luật
Mẫu đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Giấy phép thăm dò nước dưới đất có được điều chỉnh khi điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục thăm dò không?
Pháp luật
Chủ giấy phép thăm dò nước dưới đất không sử dụng thì khi trả lại cơ quan cấp phép có phải thông báo lý do không?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất? Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất cần phải đáp ứng điều kiện gì? Cơ quan nào có thẩm quyền gia hạn giấy phép?
Pháp luật
Giấy phép tài nguyên nước có bao gồm giấy phép thăm dò nước dưới đất không? Tăng lưu lượng khai thác vượt quá mức trong giấy phép thì có thực hiện thăm dò?
Pháp luật
Mẫu đơn Đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thăm dò nước dưới đất
325 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thăm dò nước dưới đất Giấy phép thăm dò nước dưới đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thăm dò nước dưới đất Xem toàn bộ văn bản về Giấy phép thăm dò nước dưới đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào