Mẫu Danh sách trẻ em mẫu giáo đề nghị được hỗ trợ ăn trưa dùng cho cơ sở giáo dục mầm non là mẫu nào?
- Mẫu Danh sách trẻ em mẫu giáo đề nghị được hỗ trợ ăn trưa dùng cho cơ sở giáo dục mầm non là mẫu nào?
- Mọi trẻ em mẫu giáo đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non đều thuộc đối tượng được hỗ trợ tiền ăn trưa đúng không?
- Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa tại các cơ sở giáo dục mầm non được thực hiện vào thời gian nào?
Mẫu Danh sách trẻ em mẫu giáo đề nghị được hỗ trợ ăn trưa dùng cho cơ sở giáo dục mầm non là mẫu nào?
Mẫu Danh sách trẻ em mẫu giáo đề nghị được hỗ trợ ăn trưa dùng cho cơ sở giáo dục mầm non là Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP:
TẢI VỀ Mẫu Danh sách trẻ em mẫu giáo đề nghị được hỗ trợ ăn trưa dùng cho cơ sở giáo dục mầm non
Mẫu Danh sách trẻ em mẫu giáo đề nghị được hỗ trợ ăn trưa dùng cho cơ sở giáo dục mầm non là mẫu nào? (Hình từ Internet).
Mọi trẻ em mẫu giáo đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non đều thuộc đối tượng được hỗ trợ tiền ăn trưa đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2020/NĐ-CP có quy định:
Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
1. Đối tượng hưởng chính sách
Trẻ em độ tuổi mẫu giáo (không bao gồm trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người) đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm một trong những điều kiện sau:
a) Có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
c) Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
d) Trẻ em là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh; con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có).
đ) Trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, đối tượng được hỗ trợ tiền ăn trưa là trẻ em độ tuổi mẫu giáo (không bao gồm trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người) đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có một trong những điều kiện sau:
- Có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Không có nguồn nuôi dưỡng trợ cấp xã hội hàng tháng
- Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Trẻ em là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh; con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có).
- Trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
Do đó, không phải mọi trẻ em độ tuổi mẫu giáo đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non đều được hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo.
Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa tại các cơ sở giáo dục mầm non được thực hiện vào thời gian nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 7 Nghị định 105/2020/NĐ-CP có quy định:
Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
...
5. Phương thức thực hiện
a) Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được thực hiện 2 lần trong năm học: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 11 hoặc tháng 12 hằng năm; lần 2 chi trả đủ các tháng còn lại vào tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm.
b) Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa của nhà trường, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ em để lựa chọn thực hiện theo một trong hai phương thức sau:
- Phương thức 1: Cơ sở giáo dục mầm non giữ lại kinh phí hỗ trợ để tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ em (đối với các cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức nấu ăn cho trẻ em);
- Phương thức 2: Chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
Cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và thực hiện việc chi trả. Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ em để quyết định một trong hai phương thức nêu trên.
c) Trường hợp cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em chưa nhận được kinh phí hỗ trợ ăn trưa theo thời hạn quy định tại điểm a khoản 5 Điều này thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.
...
Theo đó, thời gian chi trả thực hiện 2 lần trong năm học:
- Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 11 hoặc tháng 12 hằng năm;
- Lần 2 chi trả đủ các tháng còn lại vào tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm.
Cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và chi trả kinh phí trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?