Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong được pháp luật quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã khi giải quyết chế độ trợ cấp cho thanh niên xung phong như thế nào?
Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu số 12 được ban hành tại Phụ lục Thông tư 08/2023/TT-BLDTBXH quy định như sau:
Tải về file word Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần tại đây.
Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu? (Hình từ Internet)
Chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC có quy định về chế độ trợ cấp một lần như sau:
Theo đó, chế độ trợ cấp một lần được tính theo số năm thực tế trực tiếp tham gia kháng chiến theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC, cụ thể như sau:
- Từ đủ 2 năm trở xuống, mức hưởng trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng;
- Trên 2 năm, thì từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.
+ Khi tính thời gian thực hiện chế độ trợ cấp một lần, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính nửa (1/2) năm.
Công thức tính:
Mức hưởng = 2.500.000 đồng + [(số năm tính hưởng - 2 năm) x 800.000 đồng/năm]
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A tham gia lực lượng thanh niên xung phong tháng 10/1960, hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương tháng 9/1963. Cách tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với bà Nguyễn Thị A như sau:
Thời gian từ tháng 10/1960 đến 9/1963 là 03 năm; chế độ được hưởng là:
2.500.000 đồng + [(3 năm - 2 năm) x 800.000 đồng/năm] = 3.300.000 đồng
Ví dụ 2: Ông Trần Văn B tham gia lực lượng thanh niên xung phong tháng 5/1965, hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương tháng 8/1968. Cách tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với ông Trần Văn D như sau:
Thời gian từ tháng 5/1965 đến tháng 8/1968 là 03 năm 04 tháng, được tính là 3,5 năm; chế độ được hưởng là:
2.500.000 đồng + [(3,5 năm – 2 năm) x 800.000 đồng/năm] = 3.700.000 đồng
Ví dụ 3: Bà Nguyễn Thị C tham gia lực lượng thanh niên xung phong tháng 5/1955, hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương tháng 11/1958. Cách tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với bà Nguyễn Thị C như sau:
Thời gian từ tháng 5/1955 đến tháng 11/1958 là 03 năm 07 tháng, được tính tròn là 04 năm; chế độ được hưởng là:
2.500.000 đồng + [(4 năm - 2 năm) x 800.000 đồng/năm] = 4.100.000 đồng
Ví dụ 4: Ông Trần Văn D tham gia lực lượng thanh niên xung phong tháng 10/1955, đến tháng 9/1957 hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương; đến tháng 3/1960 ông D tiếp tục tham gia thanh niên xung phong và đến tháng 02/1962 hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương. Cách tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với ông Nguyễn Văn D như sau:
Thời gian từ tháng 10/1955 đến tháng 9/1957 là 02 năm; thời gian từ tháng 3/1960 đến tháng 2/1962 là 02 năm. Tổng thời gian tham gia lực lượng thanh niên xung phong hai đợt của ông D là 04 năm; chế độ được hưởng là:
2.500.000 đồng + [(4 năm – 2 năm) x 800.000 đồng/năm] = 4.100.000 đồng.
Lưu ý:
Trong trường hợp giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong không thể hiện được cụ thể thời gian tập trung tham gia kháng chiến thì chỉ thực hiện mức trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng.
Trong trường hợp thanh niên xung phong đã từ trần trước ngày 01/06/2012 mà chưa được hưởng chế độ trợ cấp thì một trong những người sau đây được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000đồng: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã khi giải quyết chế độ trợ cấp cho thanh niên xung phong như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC có quy định như sau:
Trình tự, thời hạn giải quyết chế độ trợ cấp
1. Đối tượng TNXP hoặc thân nhân của TNXP (trường hợp TNXP đã từ trần) thực hiện nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành việc:
a) Tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này). Thành phần hội nghị gồm đại diện lãnh đạo cấp xã (Ủy ban nhân dân, Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu TNXP hoặc Ban liên lạc cựu TNXP), Trưởng thôn có đối tượng TNXP đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp.
b) Tổng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với TNXP báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (gửi qua Phòng Nội vụ).
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Phòng Nội vụ hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gửi qua Sở Nội vụ).
...
Theo đó, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã khi giải quyết chế độ trợ cấp cho thanh niên xung phong như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (theo từng đợt), Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành việc:
+ Tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp. Thành phần hội nghị gồm đại diện lãnh đạo cấp xã (Ủy ban nhân dân, Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu thanh niên xung phong hoặc Ban liên lạc cựu thanh niên xung phong), Trưởng thôn có đối tượng thanh niên xung phong đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp.
+ Tổng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (gửi qua Phòng Nội vụ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?