Mẫu công văn giải trình chậm nộp tờ khai thuế năm 2024 gửi cơ quan thuế mà mọi kế toán cần biết là mẫu nào?
- Công văn giải trình thuế là gì?
- Mẫu công văn giải trình chậm nộp tờ khai thuế năm 2024 gửi cơ quan thuế mà mọi kế toán cần biết là mẫu nào?
- Chậm nộp tờ khai thuế sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Tổng hợp các trường hợp phải gửi công văn giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là trường hợp nào?
Công văn giải trình thuế là gì?
Công văn giải trình thuế là loại văn bản được doanh nghiệp sử dụng gửi đến cơ quan thuế để giải trình một/một số vấn đề cụ thể có liên quan đến thuế. Thông thường, nội dung chính cần có trong công văn giải trình:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Thời gian và địa điểm gửi công văn giải trình.
- Cơ quan thuế tiếp nhận công văn.
- Thông tin của doanh nghiệp giải trình.
- Nội dung giải trình thuế.
+ Nội dung công văn cần có: Nguyên nhân phải giải trình thuế, lý do xảy ra sai xót, biện pháp khắc phục, kiến nghị, yêu cầu với cơ quan thuế.
+ Nội dung công văn giải trình thuế phải được thể hiện rõ ràng, súc tích, bám sát vào việc giải trình.
+ Nội dung công văn phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, không được khai khống, gian dối, với các trường hợp gian dối trong công văn giải trình cơ quan, tổ chức doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.
- Xác nhận của người đại diện pháp luật hoặc người đứng đầu doanh nghiệp giải trình.
Mẫu công văn giải trình chậm nộp tờ khai thuế năm 2024 gửi cơ quan thuế mà mọi kế toán cần biết là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Mẫu công văn giải trình chậm nộp tờ khai thuế năm 2024 gửi cơ quan thuế mà mọi kế toán cần biết là mẫu nào?
Một số mẫu công văn giải trình chậm nộp tờ khai thuế năm 2024 như sau:
CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH trả lời công văn của Chi cục thuế về chậm nộp tờ khai thuế | |
CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH giải trình chậm nộp tờ khai thuế | |
CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH chậm nộp Tờ khai thuế GTGT theo quý |
Lưu ý: Công văn giải trình thuế chưa được quy định cụ thể thành mẫu trong văn bản pháp luật nên khi sử dụng Mẫu Công văn giải trình về Thuế này chỉ có giá trị tham khảo; tùy vào từng trường hợp cụ thể mà quý khách hàng điều chỉnh nội dung của mẫu cho phù hợp với thực tế.
Chậm nộp tờ khai thuế sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định chậm nộp tờ khai thuế sẽ bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục như sau:
(1) Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
(2) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
(3) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
(4) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
- Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
- Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
(5) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019.
(6) Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
- Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Lưu ý: Mức phạt tiền bên trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Mức phạt đối với cá nhân vi phạm bằng 1/2 tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
Tổng hợp các trường hợp phải gửi công văn giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, các trường hợp doanh nghiệp phải giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, bao gồm:
- Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính điện tử;
- Hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, 17, 18; khoản 3 Điều 20; khoản 7 Điều 21; Điều 22 và Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, cụ thể:
+ Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn;
+ Hành vi trốn thuế;
+ Vi phạm hành chính về thuế đối với ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế;
+ Hành vi in/đặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
+ Hành vi cho, bán hóa đơn;
+ Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?
- Cách viết biên bản kiểm phiếu đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm? Cơ sở đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm?
- Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tạo nền tảng xây dựng “Thế trận lòng dân” gắn với nội dung gì theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 2030?
- Thuế tự vệ được gia hạn thời hạn áp dụng khi nào? Công thức tính thuế tự vệ theo mức thuế tuyệt đối thế nào?