Mẫu chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của người làm công tác y tế ở cơ sở mới nhất?
- Mẫu chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của người làm công tác y tế ở cơ sở mới nhất?
- Nội dung đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của người làm công tác y tế ở cơ sở gồm những gì?
- Thời gian đào tạo lần đầu cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của người làm công tác y tế ở cơ sở là bao lâu?
Mẫu chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của người làm công tác y tế ở cơ sở mới nhất?
Mẫu chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của người làm công tác y tế ở cơ sở theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BYT cụ thể:
Tải Mẫu chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của người làm công tác y tế ở cơ sở mới nhất
Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của người làm công tác y tế ở cơ sở (Hình từ Internet)
Nội dung đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của người làm công tác y tế ở cơ sở gồm những gì?
Nội dung đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của người làm công tác y tế ở cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BYT như sau:
Yêu cầu đối với nội dung, chương trình, tài liệu và thời gian đào tạo, hình thức đào tạo
1. Nội dung đào tạo:
a) Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
b) Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
c) Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;
d) Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
d) Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;
e) An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc;
g) Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
h) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động;
i) Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.
Yêu cầu cụ thể đối với nội dung đào tạo quy định tại Khoản này được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó, nội dung đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của người làm công tác y tế ở cơ sở gồm:
- Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
- Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;
- Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
- Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;
- An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc;
- Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động;
- Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.
Yêu cầu cụ thể đối với nội dung đào tạo quy định tại Khoản này được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BYT.
Thời gian đào tạo lần đầu cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của người làm công tác y tế ở cơ sở là bao lâu?
Thời gian đào tạo lần đầu cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của người làm công tác y tế ở cơ sở được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BYT như sau:
Yêu cầu đối với nội dung, chương trình, tài liệu và thời gian đào tạo, hình thức đào tạo
...
2. Chương trình, tài liệu đào tạo:
a) Thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động trên cơ sở nội dung đào tạo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Trên cơ sở chương trình đào tạo đã được ban hành, Thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành tài liệu đào tạo trước khi tổ chức đào tạo. Tài liệu đào tạo phải được rà soát cập nhật liên tục bảo đảm tính khoa học và phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
3. Thời gian và hình thức đào tạo:
a) Thời gian đào tạo lần đầu cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động tối thiểu là 40 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá;
b) Đào tạo cập nhật chuyên môn về y tế lao động được thực hiện 5 năm một lần kể từ ngày Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động lần đầu có hiệu lực với thời gian đào tạo cập nhật ít nhất bằng 50% thời gian đào tạo lần đầu, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá;
c) Hình thức đào tạo: Tập trung.
Theo đó, thời gian đào tạo lần đầu cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của người làm công tác y tế ở cơ sở là 40 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá.
Ngoài ra, đào tạo cập nhật chuyên môn về y tế lao động được thực hiện 5 năm một lần kể từ ngày chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động lần đầu có hiệu lực với thời gian đào tạo cập nhật ít nhất bằng 50% thời gian đào tạo lần đầu, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá;
Hình thức đào tạo: Tập trung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế, người được giám sát là ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của người được giám sát?
- Ngày 11 tháng 12 là ngày sinh của ai? Ngày 11 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 11 tháng 12 là cung gì? Ngày 11 tháng 12 có phải ngày lễ lớn của Đất nước?
- Người có đất thu hồi tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ học phí cho bao nhiêu khóa học?
- Trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế có các biện pháp khắc phục hậu quả nào theo quy định?
- Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực khi nào?