Mẫu chất ma túy được lưu trữ và bảo quản ở đâu? Phải tiêu hủy mẫu chất ma túy trong các trường hợp nào?
Mẫu chất ma túy được lưu trữ và bảo quản ở đâu?
Căn cứ vào Điều 28 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định việc bảo quản, phân phối, sử dụng mẫu chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh
1. Mẫu chất ma túy phải được lưu trữ và bảo quản tại các kho lưu mẫu chất ma túy quốc gia và kho lưu mẫu chất ma túy trung gian.
a) Kho lưu mẫu chất ma túy quốc gia là nơi tiếp nhận mẫu theo các nguồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Nghị định này do Trung tâm giám định ma túy thuộc Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an trực tiếp quản lý, bảo quản và phân phối cho các cơ quan được sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 23 của Nghị định này;
b) Kho lưu mẫu chất ma túy trung gian tại các cơ quan theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 23 của Nghị định này, bao gồm:
- Kho lưu mẫu chất ma túy trung gian tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là nơi tiếp nhận mẫu chất ma túy từ Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an do Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp quản lý và thực hiện giám định, huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về ma túy và truy nguyên nguồn gốc ma túy;
- Kho lưu mẫu chất ma túy trung gian tại Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) là nơi tiếp nhận mẫu chất ma túy từ Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an do cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy và các cơ sở đào tạo người làm công tác phòng, chống ma túy, huấn luyện động vật nghiệp vụ chuyên khoa phát hiện ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Tổng cục Hải quan trực tiếp quản lý, sử dụng để đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về ma túy;
- Kho lưu mẫu chất ma túy trung gian tại các cơ sở đào tạo người làm công tác phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ Công an là nơi tiếp nhận và trực tiếp quản lý mẫu chất ma túy từ Viện Khoa học hình sự Bộ Công an để sử dụng huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về ma túy;
- Kho lưu mẫu chất ma túy trung gian tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động là nơi tiếp nhận mẫu chất ma túy từ Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an do đơn vị Hướng dẫn huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ trực tiếp quản lý, sử dụng để huấn luyện động vật nghiệp vụ.
...
Mẫu chất ma túy phải được lưu trữ và bảo quản tại các kho lưu mẫu chất ma túy quốc gia và kho lưu mẫu chất ma túy trung gian.
- Kho lưu mẫu chất ma túy quốc gia là nơi tiếp nhận mẫu theo các nguồn quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 105/2021/NĐ-CP do Trung tâm giám định ma túy thuộc Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an trực tiếp quản lý, bảo quản và phân phối cho các cơ quan được sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 23 của Nghị định 105/2021/NĐ-CP;
- Kho lưu mẫu chất ma túy trung gian tại các cơ quan theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 23 của Nghị định này, bao gồm:
+ Kho lưu mẫu chất ma túy trung gian tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là nơi tiếp nhận mẫu chất ma túy từ Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an do Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp quản lý và thực hiện giám định, huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về ma túy và truy nguyên nguồn gốc ma túy;
+ Kho lưu mẫu chất ma túy trung gian tại Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) là nơi tiếp nhận mẫu chất ma túy từ Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an do cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy và các cơ sở đào tạo người làm công tác phòng, chống ma túy, huấn luyện động vật nghiệp vụ chuyên khoa phát hiện ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Tổng cục Hải quan trực tiếp quản lý, sử dụng để đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về ma túy;
+ Kho lưu mẫu chất ma túy trung gian tại các cơ sở đào tạo người làm công tác phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ Công an là nơi tiếp nhận và trực tiếp quản lý mẫu chất ma túy từ Viện Khoa học hình sự Bộ Công an để sử dụng huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về ma túy;
+ Kho lưu mẫu chất ma túy trung gian tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động là nơi tiếp nhận mẫu chất ma túy từ Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an do đơn vị Hướng dẫn huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ trực tiếp quản lý, sử dụng để huấn luyện động vật nghiệp vụ.
Mẫu chất ma túy được lưu trữ và bảo quản ở đâu? (Hình từ Internet)
Phải tiêu hủy mẫu chất ma túy trong các trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 29 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về xử lý mẫu chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh
1. Định kỳ hằng năm, Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng mẫu chất ma túy còn tồn trữ tại các kho lưu mẫu chất ma túy trung gian và tự kiểm tra, đánh giá chất lượng mẫu chất ma túy còn tồn trữ tại kho lưu trữ mẫu chất ma túy quốc gia.
2. Trường hợp bị nhầm lẫn hoặc thất thoát mẫu chất ma túy, các đơn vị phải báo cáo ngay với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Khi nhận được báo cáo, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phải tiến hành ngay việc thẩm tra, xác minh để có biện pháp xử lý thích hợp và gửi báo cáo về Bộ Công an (qua Viện Khoa học hình sự).
3. Khi mẫu chất ma túy tồn trữ nhiều hoặc bị giảm chất lượng sau khi đã sử dụng hoặc bị biến đổi do thời hạn bảo quản thì Viện trưởng Viện Khoa học hình sự phải có văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an về tình trạng mẫu (ghi rõ tên, số lượng, nồng độ, hàm lượng, lý do và phương pháp xử lý) để xem xét và thành lập Hội đồng tiêu hủy.
4. Hội đồng tiêu hủy mẫu chất ma túy bao gồm: Lãnh đạo Viện Khoa học hình sự là Chủ tịch Hội đồng, thành viên gồm đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, người phụ trách kho lưu trữ mẫu quốc gia và Giám đốc Trung tâm Giám định ma túy, Viện Khoa học hình sự là Ủy viên thư ký.
5. Trình tự, thủ tục tiêu hủy mẫu chất ma túy thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tiêu hủy vật chứng và phải lập biên bản, chụp ảnh, lưu hồ sơ theo quy định tại Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an.
Như vậy, khi mẫu chất ma túy tồn trữ nhiều hoặc bị giảm chất lượng sau khi đã sử dụng hoặc bị biến đổi do thời hạn bảo quản thì Viện trưởng Viện Khoa học hình sự phải có văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an về tình trạng mẫu (ghi rõ tên, số lượng, nồng độ, hàm lượng, lý do và phương pháp xử lý) để xem xét và thành lập Hội đồng tiêu hủy.
- Trình tự, thủ tục tiêu hủy mẫu chất ma túy thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tiêu hủy vật chứng và phải lập biên bản, chụp ảnh, lưu hồ sơ theo quy định tại Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an.
Chế độ báo cáo về việc nhập khẩu, sử dụng mẫu chất ma túy quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 30 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Lập dự trù, hồ sơ, chế độ báo cáo và kinh phí thực hiện việc nhập khẩu, lấy mẫu chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh
1. Định kỳ hằng năm, các đơn vị được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 23 của Nghị định này lập dự trù và gửi đăng ký số lượng mẫu chất ma túy về Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an trước ngày 15 tháng 01 để tổng hợp, đối chiếu số lượng tồn trữ và đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt kế hoạch dự trù, phân phối mẫu chất ma túy và kế hoạch nhập khẩu, lấy mẫu chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh.
2. Đơn vị sử dụng mẫu chất ma túy phải mở sổ theo dõi việc sử dụng. Viện Khoa học hình sự mở sổ theo dõi nhập, xuất kho, giao nhận và sử dụng tại đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo, thống kê theo quy định của Bộ Công an. Các tài liệu liên quan phải được lưu giữ, quản lý theo quy định.
a) Đối với mẫu chất ma túy phục vụ truy nguyên nguồn gốc phải thực hiện theo đúng quy định về giám định truy nguyên nguồn gốc. Lập biên bản hoặc sổ ghi đầy đủ quá trình sử dụng mẫu có chữ ký xác nhận của người tham gia phân tích mẫu và lãnh đạo quản lý trực tiếp;
b) Các phòng thí nghiệm giám định sử dụng mẫu chuẩn phục vụ giám định phải mở sổ theo dõi quá trình sử dụng mẫu có chữ ký xác nhận của người tham gia phân tích mẫu và lãnh đạo quản lý trực tiếp;
c) Các đơn vị sử dụng mẫu phục vụ huấn luyện nghiệp vụ, đào tạo, huấn luyện động vật nghiệp vụ phải lập biên bản ghi lại tình trạng và các quá trình sử dụng mẫu có chữ ký xác nhận của người trực tiếp sử dụng mẫu và lãnh đạo quản lý trực tiếp.
3. Định kỳ (6 tháng/01 năm) các đơn vị sử dụng báo cáo tình hình sử dụng mẫu chất ma túy về Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an trước ngày 15 tháng 7 (số liệu tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo) và ngày 15 tháng 01 hàng năm (tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo). Viện Khoa học hình sự tổng hợp kết quả nhập khẩu, lấy mẫu, phân phối, sử dụng, tiêu hủy và tồn kho mẫu chất ma túy gửi báo cáo Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao.
4. Kinh phí thực hiện việc nhập khẩu, lấy mẫu, xử lý mẫu chất ma túy chi từ ngân sách nhà nước thường xuyên của Bộ Công an. Kinh phí đảm bảo các điều kiện bảo quản mẫu chất ma túy chi từ ngân sách nhà nước thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương.
Như vậy, chế độ báo cáo về việc nhập khẩu, sử dụng mẫu chất ma túy quy định như sau:
- Định kỳ (6 tháng/01 năm) các đơn vị sử dụng báo cáo tình hình sử dụng mẫu chất ma túy về Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an trước ngày 15 tháng 7 (số liệu tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo) và ngày 15 tháng 01 hàng năm (tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo).
- Viện Khoa học hình sự tổng hợp kết quả nhập khẩu, lấy mẫu, phân phối, sử dụng, tiêu hủy và tồn kho mẫu chất ma túy gửi báo cáo Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?