Mẫu cập nhật tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo phân ngành kinh tế là mẫu nào?

Cho hỏi: Mẫu cập nhật tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo phân ngành kinh tế là mẫu gì? Giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được cấp cho cá nhân, tổ chức đáp ứng điều kiện cơ bản nào? câu hỏi của anh H (Đà Nẵng).

Mẫu cập nhật tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo phân ngành kinh tế là mẫu nào?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được giải thích tại Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013) như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.
9.Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.
10. Ngoại tệ tiền mặt bao gồm tiền giấy, tiền kim loại.
11. Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Pháp lệnh này.
12. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
...

Về mẫu cập nhật tình hình cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo ngành Kinh tế được thực hiện theo Mẫu biểu số 2.1 ban hành kèm theo Nghị định 16/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Tải về Mẫu cập nhật tình hình cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo ngành Kinh tế.

Mẫu cập nhật tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo phân ngành kinh tế là mẫu nào?

Mẫu cập nhật tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo phân ngành kinh tế là mẫu nào? (hình từ Internet)

Giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được cấp cho cá nhân, tổ chức đáp ứng điều kiện cơ bản nào?

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Như vậy, Giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được cấp cho cá nhân, tổ chức đáp ứng điều kiện cơ bản sau:

- Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

- Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

- Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020;

- Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);

- Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được quy định ra sao?

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại Điều 19 Nghị định 16/2014/NĐ-CP như sau:

Đầu tư trực tiếp
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc người không cư trú bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Vốn đầu tư bao gồm vốn bằng tiền, các tài sản hợp pháp khác do người không cư trú đưa vào Việt Nam, lợi nhuận của người không cư trú được giữ lại để tiến hành hoạt động đầu tư tai Việt Nam.
2. Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài là việc người cư trú bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại nước ngoài. Vốn đầu tư bao gồm vốn bằng tiền, các tài sản hợp pháp khác do người cư trú chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận của người cư trú được giữ lại để tiến hành hoạt động đầu tư tại nước ngoài.

Chiếu theo quy định này thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm vốn bằng tiền, các tài sản hợp pháp khác do người không cư trú đưa vào Việt Nam, lợi nhuận của người không cư trú được giữ lại để tiến hành hoạt động đầu tư tai Việt Nam.

Giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Giấy chứng nhận đầu tư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án gắn với thành lập chi nhánh
Pháp luật
Thời hạn báo cáo đánh giá tình hình điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư của Cơ quan đăng ký đầu tư là khi nào?
Pháp luật
Giấy chứng nhận đầu tư và quyết định chấp thuận đầu tư tại các tỉnh có khác gì nhau không hay pháp lý tương đương?
Pháp luật
Mẫu cập nhật tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo phân ngành kinh tế là mẫu nào?
Pháp luật
Bổ sung mục tiêu đầu tư không nhằm mục đích kinh doanh có cần điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư không? Nhà đầu tư có quyền thay đổi mục tiêu dự án đầu tư hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,065 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào