Mẫu biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ được quy định thế nào? Những phương tiện giao thông nào phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ?
Mẫu biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ được quy định thế nào?
Mẫu biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ được quy định theo Mẫu số PC01 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
TẢI VỀ Mẫu biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ
Mẫu biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Những phương tiện giao thông nào phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ?
Phương tiện giao thông phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ được quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
...
3. Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Công an cấp theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng) và phải bảo đảm, duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy sau đây:
a) Các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định;
c) Ống xả của động cơ phải được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;
d) Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy;
đ) Các điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
e) Phải có dây tiếp đất khi phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ;
g) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01) ở kính phía trước; phương tiện giao thông đường sắt phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01) ở hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;
h) Phương tiện thủy nội địa, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách, tiêu chuẩn cờ, đèn báo hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
...
Như vậy, theo quy định, các phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ, cụ thể:
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ở kính phía trước.
- Phương tiện giao thông đường sắt phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ở hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển.
Thời hạn cấp biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ cho phương tiện giao thông là bao lâu?
Thời hạn cấp biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ được quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Cấp phép, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
...
6. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện theo các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này và xem xét, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC05) và biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện (Mẫu số PC01). Trường hợp không cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
8. Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt:
a) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc phương tiện hoạt động trên địa bàn được phân công, phân cấp quản lý về phòng cháy và chữa cháy;
b) Công an cấp huyện cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc phương tiện hoạt động trên địa bàn quản lý không thuộc thẩm quyền của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh và những trường hợp do Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh ủy quyền.
...
Theo đó, việc cấp biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ cho phương tiện giao thông được thực hiện đồng thời với việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ.
Thời hạn cấp là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?