Mẫu biên bản xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại lập là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
- Mẫu biên bản xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại lập là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
- Biên bản xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại lập phải có chữ ký của những đối tượng nào?
- Đối tượng nào có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Thừa phát lại trong xác minh điều kiện thi hành án theo quy định?
Mẫu biên bản xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại lập là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
Mẫu biên bản xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại lập là mẫu TP-TPL-N-09 được ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP.
Tải về Mẫu biên bản xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại lập.
Biên bản xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại lập phải có chữ ký của những đối tượng nào?
Căn cứ tại Điều 45 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về thủ tục xác minh điều kiện thi hành án dân sự như sau
Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng dịch vụ, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải ra quyết định xác minh điều kiện thi hành án, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Quyết định xác minh phải ghi rõ căn cứ, nội dung xác minh và được ghi vào sổ xác minh điều kiện thi hành án được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Quyết định xác minh phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
2. Việc xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện trực tiếp hoặc bằng văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.
3. Khi trực tiếp xác minh, Thừa phát lại xuất trình giấy giới thiệu của Văn phòng Thừa phát lại, Thẻ Thừa phát lại kèm theo các tài liệu có liên quan quy định tại điểm a khoản 4 Điều này và phải công bố quyết định xác minh hoặc quyết định thi hành án trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án; lập biên bản về việc xác minh. Biên bản phải có chữ ký của Thừa phát lại, người cung cấp thông tin, xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin. Nếu chưa thực hiện được ngay việc cung cấp thông tin thì phải ghi rõ lý do trong biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh.
Như vậy, biên bản xác minh điều kiện thi hành án phải có chữ ký của những đối tượng sau:
- Thừa phát lại;
- Người cung cấp thông tin, xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.
Lưu ý: nếu chưa thực hiện được ngay việc cung cấp thông tin thì phải ghi rõ lý do trong biên bản.
Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Biên bản xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại lập phải có chữ ký của những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Thừa phát lại trong xác minh điều kiện thi hành án theo quy định?
Việc phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác minh điều kiện thi hành án được quy định tại Điều 50 Nghị định 08/2020/NĐ-CP; cụ thể như sau:
Theo đó, các đối tượng có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Thừa phát lại trong xác minh điều kiện thi hành án; phối hợp cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp là:
+ Công chức tư pháp - hộ tịch, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường, cán bộ, công chức cấp xã khác;
+ Cơ quan bảo hiểm xã hội;
+ Tổ chức tín dụng;
+ Cơ quan đăng ký đất đai;
+ Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm;
+ Tổ chức hành nghề công chứng;
+ Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án ký vào biên bản khi Thừa phát lại xác minh trực tiếp hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản theo đề nghị của Thừa phát lại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị
Lưu ý số 1: trường hợp từ chối cung cấp phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Văn bản cung cấp thông tin bao gồm các nội dung sau đây:
- Thời điểm cung cấp thông tin;
- Nội dung thông tin cung cấp theo đề nghị trong phạm vi, thẩm quyền của Thừa phát lại quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Lưu ý số 2: Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hội viên Hội công chứng viên phải báo cáo với ai về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng do mình đứng đầu?
- Có xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với người nước ngoài không? Có mấy hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai?
- Thuế suất thuế GTGT hoạt động xây dựng từ 1/7/2025 là bao nhiêu? Thuế VAT tháng 7 2025 là bao nhiêu?
- Mua hàng Chợ Tết công đoàn từ ngày mấy đến ngày mấy? Ai được mua hàng Chợ Tết công đoàn? Công đoàn Việt Nam là tổ chức thế nào?