Mẫu biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình do tổ bầu hòa giải viên lập là mẫu nào?
- Biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình được tổ bầu hòa giải viên lập trong trường hợp nào?
- Mẫu biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình do tổ bầu hòa giải viên lập là mẫu nào?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động hòa giải ở cơ sở được quy định như thế nào?
Biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình được tổ bầu hòa giải viên lập trong trường hợp nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN về bầu hòa giải viên như sau:
Bầu hòa giải viên
1. Chuẩn bị bầu hòa giải viên:
...
2. Tổ chức bầu hòa giải viên:
a) Việc bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp được tiến hành khi có trên 50% đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố trở lên tham dự và thực hiện như sau:
Đại diện Tổ bầu hòa giải viên giới thiệu danh sách Tổ bầu hòa giải viên; tiêu chuẩn của hòa giải viên; danh sách bầu hòa giải viên; thống nhất hình thức bầu hòa giải viên tại cuộc họp.
Trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai, Tổ bầu hòa giải viên trực tiếp đếm số người biểu quyết và lập biên bản về kết quả biểu quyết (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này).
Như vậy, biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình được lập trong trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình.
Trong đó, tổ bầu hòa giải viên trực tiếp đếm số người biểu quyết và lập biên bản về kết quả biểu quyết.
Lưu ý: Việc bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp được tiến hành khi có trên 50% đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố trở lên tham dự.
Biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình được tổ bầu hòa giải viên lập trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Mẫu biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình do tổ bầu hòa giải viên lập là mẫu nào?
Mẫu biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình do tổ bầu hòa giải viên lập là Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN.
Đồng thời như đã phân tích ở trên thì biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình được lập trong trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình.
Lưu ý: biên bản phải có chữ ký của đại diện hộ gia đình không có thành viên trong danh sách bầu làm hòa giải viên.
Tải về Mẫu biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình do tổ bầu hòa giải viên lập.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động hòa giải ở cơ sở được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động hòa giải ở cơ sở được quy định tại Điều 29 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013; cụ thể như sau:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở tại địa phương;
+ Trình dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền xem xét quyết định;
+ Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
+ Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở; xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải; thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên tại địa phương;
+ Chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở.
+ Báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Ngoài ra, hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.
Tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?