Mẫu biên bản nhận hiện vật theo quy định mới nhất? Tiếp nhận hiện vật do tổ chức, cá nhân hiến tặng cho bảo tàng được pháp luật quy định như thế nào?
Hiện vật của bảo tàng là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 11/2013/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Hiện vật là bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, được bảo tàng sưu tầm, hoàn thiện hồ sơ về khoa học và pháp lý để trở thành hiện vật bảo tàng.
Theo đó, hiện vật là bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, được bảo tàng sưu tầm, hoàn thiện hồ sơ về khoa học và pháp lý để trở thành hiện vật bảo tàng.
Tiếp nhận hiện vật do tổ chức, cá nhân hiến tặng cho bảo tàng được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 9 Thông tư 11/2013/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Tiếp nhận hiện vật do tổ chức, cá nhân hiến tặng hoặc chuyển giao cho bảo tàng
Việc tiếp nhận hiện vật do tổ chức, cá nhân hiến tặng hoặc chuyển giao cho bảo tàng thực hiện theo các bước sau:
1. Tổ chức khảo sát, nghiên cứu, thu thập thông tin về hiện vật của tổ chức, cá nhân có dự định hiến tặng hoặc chuyển giao hiện vật cho bảo tàng.
2. Lập Danh sách hiện vật dự kiến sưu tầm theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hội đồng khoa học tổ chức xem xét, lựa chọn hiện vật có đủ tiêu chí theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
4. Lập kế hoạch tiếp nhận hiện vật được hiến tặng hoặc chuyển giao trình Giám đốc bảo tàng hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Tiếp nhận hiện vật, tài liệu có liên quan đến nguồn gốc hiện vật, quyền sở hữu và bản quyền đối với hiện vật (nếu có) từ chủ sở hữu hiện vật; lập Biên bản giao, nhận hiện vật theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
6. Thực hiện việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân đã hiến tặng hoặc chuyển giao hiện vật cho bảo tàng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về tài chính và pháp luật về thi đua, khen thưởng.
7. Hoàn thiện hồ sơ sưu tầm hiện vật theo quy định của bảo tàng.
Theo đó, việc tiếp nhận hiện vật do tổ chức, cá nhân hiến tặng cho bảo tàng quy định như sau:
- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu, thu thập thông tin về hiện vật của tổ chức, cá nhân có dự định hiến tặng hoặc chuyển giao hiện vật cho bảo tàng.
- Lập Danh sách hiện vật dự kiến sưu tầm theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Hội đồng khoa học tổ chức xem xét, lựa chọn hiện vật có đủ tiêu chí theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
- Lập kế hoạch tiếp nhận hiện vật được hiến tặng hoặc chuyển giao trình Giám đốc bảo tàng hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Tiếp nhận hiện vật, tài liệu có liên quan đến nguồn gốc hiện vật, quyền sở hữu và bản quyền đối với hiện vật (nếu có) từ chủ sở hữu hiện vật; lập Biên bản giao, nhận hiện vật theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Thực hiện việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân đã hiến tặng hoặc chuyển giao hiện vật cho bảo tàng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về tài chính và pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Hoàn thiện hồ sơ sưu tầm hiện vật theo quy định của bảo tàng.
Mẫu biên bản nhận hiện vật theo quy định mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư 11/2013/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Tải Mẫu biên bản nhận hiện vật theo quy định mới nhất. Tải về.
Nhận hiện vật (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí sưu tầm hiện vật được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2013/TT-BVHTTDL quy định cụ thể:
Kinh phí sưu tầm hiện vật
1. Nguồn kinh phí sưu tầm hiện vật bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn vốn viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
c) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng để sưu tầm hiện vật.
2. Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi có bảo tàng thực hiện việc sưu tầm hiện vật quyết định mức kinh phí tối đa mà Giám đốc bảo tàng được quyết định để mua 01 (một) hiện vật.
3. Việc sử dụng kinh phí sưu tầm hiện vật thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định của pháp luật về tài chính.
Theo đó, nguồn kinh phí sưu tầm hiện vật bao gồm:
- Ngân sách nhà nước;
- Nguồn vốn viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng để sưu tầm hiện vật.
Lưu ý: Thông tư 11/2013/TT-BVHTTDL quy định về sưu tầm hiện vật của bảo tàng công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?