Mẫu Biên bản lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm tra chất lượng mới nhất hiện nay là mẫu nào? Mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành và thu hồi khi xảy ra vấn đề gì?
Mẫu Biên bản lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm tra chất lượng mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu Biên bản lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm tra chất lượng được quy định tại Phụ lục số 09-MP ban hành kèm theo Thông tư 06/2011/TT-BYT. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Biên bản lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm tra chất lượng:
Tải Mẫu Biên bản lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm tra chất lượng: Tại đây.
Mẫu Biên bản lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm tra chất lượng mới nhất hiện nay là mẫu nào? Mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành và thu hồi khi xảy ra vấn đề gì? (Hình từ Internet)
Lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm tra chất lượng phải dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 36 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định nguyên tắc lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm tra chất lượng như sau:
- Thứ nhất, lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm tra hoặc giám sát chất lượng theo nguyên tắc lấy mẫu ngẫu nhiên và phải lấy mẫu ở những vị trí khác nhau của lô hàng.
- Thứ ba, lượng mẫu cần lấy để phân tích và để lưu căn cứ vào yêu cầu kiểm tra, tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp thử nhưng ít nhất phải đủ cho ba lần phân tích hoặc phải đủ để thực hiện phép thử đảm bảo thu được kết quả chính xác và tin cậy.
- Thứ tư, các mẫu phân tích và mẫu lưu phải được cho vào đồ đựng, hàn kín và dán nhãn. Nhãn của đồ đựng mẫu phải ghi rõ tên sản phẩm, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, số lô sản xuất, hạn dùng, nơi lấy mẫu, ngày lấy mẫu.
- Cuối cùng, lập biên bản lấy mẫu mỹ phẩm theo mẫu Phụ lục số 09-MP:
+ Biên bản lấy mẫu mỹ phẩm phải ghi rõ tên sản phẩm, số lô sản xuất, ngày lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu, ghi chép về những bất thường của quá trình lấy mẫu, tên và chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu, người chứng kiến (khi cần thiết).
+ Biên bản được làm thành 03 bản: một bản lưu tại cơ sở được lấy mẫu, một bản lưu tại cơ quan kiểm nghiệm, một bản lưu tại cơ quan quản lý kiểm tra chất lượng mỹ phẩm.
Mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành và thu hồi khi xảy ra vấn đề gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 45 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định như sau:
Đình chỉ lưu hành và thu hồi mỹ phẩm
1. Mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành và thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Mỹ phẩm lưu thông khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;
b) Mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;
c) Mỹ phẩm lưu thông có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố;
d) Mỹ phẩm lưu thông có chứa thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm, các chất có nồng độ, hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép;
đ) Mỹ phẩm lưu thông có nhãn ghi công dụng không phù hợp với hồ sơ công bố hoặc không đáp ứng quy định về ghi nhãn sản phẩm của Thông tư này, tùy mức độ vi phạm có thể bị đình chỉ lưu hành và thu hồi;
e) Mỹ phẩm lưu thông được sản xuất tại cơ sở không đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm" của Hiệp hội các nước Đông Nam á (CGMP-ASEAN) hoặc tương đương được Hội đồng mỹ phẩm ASEAN thừa nhận, tuỳ mức độ vi phạm có thể bị đình chỉ lưu hành và thu hồi;
g) Mỹ phẩm hết hạn sử dụng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất;
h) Mỹ phẩm giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì;
i) Mỹ phẩm do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường có văn bản thu hồi tự nguyện.
2. Thẩm quyền ra quyết định thu hồi mỹ phẩm vi phạm:
a) Cục Quản lý dược - Bộ Y tế ra quyết định thu hồi mỹ phẩm vi phạm trong phạm vi toàn quốc.
b) Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị thực hiện thông báo của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế về thu hồi mỹ phẩm vi phạm theo quy định của pháp luật trên địa bàn và báo cáo về Cục Quản lý dược.
Như vậy theo quy định trên mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành và thu hồi khi xảy ra vấn đề các vấn đề sau đây:
- Thứ nhất, mỹ phẩm lưu thông khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
- Thứ hai, mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người sử dụng.
- Thứ ba, mỹ phẩm lưu thông có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố.
- Thứ tư, mỹ phẩm lưu thông có chứa thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm, các chất có nồng độ, hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép.
- Thứ năm, mỹ phẩm lưu thông có nhãn ghi công dụng không phù hợp với hồ sơ công bố hoặc không đáp ứng quy định về ghi nhãn sản phẩm của Thông tư này, tùy mức độ vi phạm có thể bị đình chỉ lưu hành và thu hồi.
- Thứ sáu, mỹ phẩm lưu thông được sản xuất tại cơ sở không đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm" của Hiệp hội các nước Đông Nam á (CGMP-ASEAN) hoặc tương đương được Hội đồng mỹ phẩm ASEAN thừa nhận, tuỳ mức độ vi phạm có thể bị đình chỉ lưu hành và thu hồi.
- Thứ bảy, mỹ phẩm hết hạn sử dụng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Thứ tám, mỹ phẩm giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì.
- Cuối cùng, mỹ phẩm do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường có văn bản thu hồi tự nguyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện là gì? Các loại hình dịch vụ phụ trợ cho vận hành hệ thống điện trong thị trường điện?
- Ngày 30 tháng 12 là ngày gì? Ngày 30 tháng 12 là ngày gì ở Việt Nam? Ngày 30 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch?
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm, sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học mới nhất?
- Văn bản quy phạm pháp luật tài chính gồm những loại văn bản nào? Thực hiện xây dựng và tổ chức thi hành như nào?
- Mẫu Giấy mời liên hoan cuối năm mới nhất? Tải mẫu? Doanh nghiệp có phải thưởng cho người lao động trong dịp liên hoan cuối năm?