Mẫu biên bản họp hội đồng kỷ luật công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải mẫu biên bản họp?
Mẫu biên bản họp hội đồng kỷ luật công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải mẫu biên bản họp?
Mẫu biên bản họp hội đồng kỷ luật công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính là Mẫu số 07/BB-XLKL ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 về Quy định việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công, viên chức Bộ Tài chính.
Tải về Mẫu biên bản họp hội đồng kỷ luật công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính
Mẫu biên bản họp hội đồng kỷ luật công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải mẫu biên bản họp? (Hình từ Internet)
Thành phần Hội đồng kỷ luật công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 thì thành phần hội đồng kỷ luật công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm 05 thành viên, cụ thể:
(1) Trường hợp người vi phạm là công chức thuộc Vụ thuộc Bộ và viên chức thuộc Cục thuộc Bộ, Thanh tra Bộ:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Vụ có người vi phạm;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Bộ Tài chính;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Phòng hoặc Phó Vụ trưởng (Vụ không có phòng) trực tiếp phụ trách người vi phạm;
- Một ủy viên là đại diện Vụ (Vụ không có phòng) hoặc đại diện Phòng, Đơn vị sự nghiệp có người vi phạm, do Vụ trưởng lựa chọn;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính.
(2) Trường hợp người vi phạm thuộc Vụ thuộc Tổng cục:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Tổng cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Tổng cục;
- Một ủy viên là đại diện Phòng hoặc Vụ (Vụ không có phòng) có người vi phạm do Vụ trưởng lựa chọn;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Vụ trực tiếp phụ trách (Vụ không có phòng) hoặc Lãnh đạo Phòng có người vi phạm;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục.
(3) Trường hợp người vi phạm thuộc cơ quan Cục địa phương:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ quan Cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Phòng có công chức vi phạm;
- Một ủy viên là đại diện Phòng có người vi phạm, do Trưởng phòng có người vi phạm lựa chọn;
- Một ủy viên, kiêm thư ký là công chức Phòng Tổ chức cán bộ Cục.
(4) Trường hợp người vi phạm thuộc Chi cục:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Chi cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Chi cục có người vi phạm;
- Một ủy viên là đại diện Đội có người vi phạm, do Đội trưởng hoặc Chi cục trưởng lựa chọn;
- Một ủy viên Hội đồng kiêm thư ký là công chức Phòng Tổ chức cán bộ Cục.
(5) Trường hợp người vi phạm thuộc Đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên là đại diện cấp Ủy Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên là đại diện Phòng có người vi phạm do Lãnh đạo Đơn vị sự nghiệp lựa chọn;
- Một ủy viên kiêm thư ký là viên chức thuộc Phòng Tổ chức hành chính của đơn vị sự nghiệp.
Thành phần Hội đồng kỷ luật công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 thì thành phần hội đồng kỷ luật công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm 05 thành viên, cụ thể:
(1) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Vụ thuộc Bộ Tài chính:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ Tài chính;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Đơn vị có người vi phạm;
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy Bộ Tài chính;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Bộ Tài chính;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính.
(2) Trường hợp người vi phạm là Người đứng đầu, cấp Phó của Người đứng đầu Đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Đơn vị có người vi phạm;
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính.
(3) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Phòng thuộc Vụ thuộc Bộ:
- Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng;
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy Bộ Tài chính;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Bộ Tài chính;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Phòng có người vi phạm;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính.
(4) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Tổng cục
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính;
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy Tổng cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Tổng cục;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính.
(5) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Vụ thuộc Tổng cục:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Tổng cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục;
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy Tổng cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Tổng cục;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức thuộc Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục.
(6) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Phòng thuộc Vụ thuộc Tổng cục
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Tổng cục.
- Một ủy viên là Lãnh đạo Vụ có người vi phạm;
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy Tổng cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Tổng cục;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục.
(7) Trường hợp người vi phạm là Người đứng đầu, cấp Phó của Người đứng đầu Đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Tổng cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục;
- Một ủy viên là đại diện cấp Ủy Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức thuộc Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục.
(8) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Phòng Đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Tổng cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên là đại diện cấp ủy Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức thuộc Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục.
(9) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Cục địa phương (trừ Cục trưởng các cục trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh)
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Tổng cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục;
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy Cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ quan Cục;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục;
(10) Trường hợp người vi phạm là Cục trưởng các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tài chính;
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy Cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ quan Cục;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tài chính;
(11) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Phòng thuộc Cục địa phương:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Phòng có người vi phạm (hoặc Lãnh đạo Cục phụ trách nếu Phòng có một Lãnh đạo);
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy Cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ quan Cục;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Phòng Tổ chức cán bộ Cục.
(12) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Chi cục
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Chi cục có người vi phạm (hoặc Lãnh đạo Cục phụ trách nếu Chi cục có một Lãnh đạo);
- Một ủy viên là đại diện cấp Ủy Chi cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Chi cục;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Phòng Tổ chức cán bộ Cục.
(13) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Đội thuộc Chi cục
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Chi cục có người vi phạm;
- Một ủy viên là đại diện cấp Ủy Chi cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Chi cục;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Phòng Tổ chức cán bộ Cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự theo các cấp độ cụ thể được quy định như thế nào?
- Không gian mạng bao gồm những gì? Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng như thế nào? Các cấp độ bảo vệ trẻ em?
- Công chức viên chức Kiểm toán nhà nước có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt được chọn đào tạo bồi dưỡng đúng không?
- Trong tố tụng dân sự trợ giúp viên pháp lý có được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?
- Cách tiếp cận từ chi phí là gì? Cách tiếp cận từ chi phí thường được áp dụng trong trường hợp nào?