Mẫu Biên bản họp bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp? Có bắt buộc thành lập hội cha mẹ học sinh trường đối với cấp tiểu học không?
Biên bản họp bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là gì? Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có nhiệm vụ gì?
Biên bản họp bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là một tài liệu chính thức ghi lại nội dung, diễn biến và kết quả của cuộc họp nhằm bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh cho một lớp học cụ thể.
Ban đại diện cha mẹ học sinh có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa nhà trường và phụ huynh, đồng thời tham gia vào các hoạt động giáo dục và quản lý lớp học.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Điều lệ Ban đại hiện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học.
- Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.
Mẫu Biên bản họp bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp? Có bắt buộc thành lập hội cha mẹ học sinh trường đối với cấp tiểu học không? (Hình từ Internet)
Mẫu Biên bản họp bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 9 Điều lệ Ban đại hiện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Các cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh:
a) Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp với số thành viên quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Điều lệ này. Trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần: Vào đầu năm học, khi kết thúc học kỳ một, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu;
b) Việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
...
Theo đó, vào đầu năm học giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban.
Có thể tham khảo Mẫu Biên bản họp bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu Biên bản họp bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Có bắt buộc thành lập hội cha mẹ học sinh trường đối với cấp tiểu học không?
Theo Điều 3 Điều lệ Ban đại hiện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tổ chức của Ban đại diện cha mẹ học sinh
...
2. Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
a) Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm trưởng ban, các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu cần thiết).
b) Thành viên tham gia Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là trưởng ban hoặc phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
c) Số lượng các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu có) của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do cuộc họp các trưởng ban và phó trưởng ban của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định.
3. Nhiệm kỳ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là một năm học; các Ban đại diện cha mẹ học sinh hết nhiệm kỳ khi bắt đầu năm học tiếp sau, riêng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cuối cấp học hết nhiệm kỳ khi kết thúc năm học.
4. Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể thay đổi, bổ sung khi cần thiết theo đề nghị của trưởng ban. Việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp do toàn thể cha mẹ học sinh lớp quyết định; việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
5. Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Các nội dung thảo luận, thống nhất trong Ban đại diện cha mẹ học sinh được ghi trong biên bản cuộc họp.
Và theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Ban đại hiện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Điều lệ này quy định về Ban đại diện cha mẹ học sinh bao gồm: tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh; trách nhiệm quản lý Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Điều lệ này áp dụng đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh của các trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường).
Theo đó, Điều lệ Ban đại hiện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT được áp dụng cho Ban đại diện cha mẹ học sinh của các trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường).
Như vậy, trường tiểu học vẫn phải thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là bao lâu?
- Tốt nghiệp trung học phổ thông có được tham dự kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản?
- Cơ sở y tế có được lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế theo quy định của pháp luật hiện nay hay không?
- Quỹ Hỗ trợ đầu tư là gì? Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ đầu tư quy định như thế nào?
- Phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng hạng 2 như thế nào? Chứng chỉ năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng hạng 2 bị thu hồi khi nào?