Mẫu biên bản đánh giá giờ dạy đối với giáo viên Tiểu học thông dụng nhất? Hồ sơ quản lý giáo dục bao gồm những gì?
Mẫu biên bản đánh giá giờ dạy đối với giáo viên Tiểu học thông dụng nhất?
Tham khảo Mẫu biên bản đánh giá giờ dạy đối với giáo viên Tiểu học có dạng:
Xem và tải Mẫu biên bản đánh giá giờ dạy đối với giáo viên Tiểu học
Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản đánh giá giờ dạy:
- Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bả đánh giá giờ dự.
- Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thời gian cụ thể và địa điểm tổ chức dự giờ.
+ Thành phần tham dự.
+ Nội dung dự giờ. ( Ưu, khuyết điểm)
- Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của thư ký.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người dạy.
+ Ký và ghi rõ họ tên của tổ trưởng.
Biên bản cần phải được ký kết bởi thư ký, người dạy và tổ trưởng để đảm bảo tính hợp pháp và chính xác của nó. Biên bản đánh giá này sau đó sẽ được lưu trữ và sử dụng như một căn cứ để đánh giá và xếp loại giáo viên. Điều này giúp nâng cao năng lực và chất lượng của công việc giảng dạy, đảm bảo rằng học sinh được hưởng một môi trường học tập tốt nhất có thể.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
>> Cần tuyển giáo viên full-time sư phạm được đào tạo và thu nhập hấp dẫn
Mẫu biên bản đánh giá giờ dạy đối với giáo viên Tiểu học thông dụng nhất? Hồ sơ quản lý giáo dục bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đối với giáo viên Tiểu học bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 21 Điều lệ Trường tiểu học Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục như sau:
Hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục
1. Đối với nhà trường
a) Sổ đăng bộ.
b) Học bạ.
c) Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
d) Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường và kế hoạch hoạt động giáo dục theo năm học.
đ) Sổ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên.
e) Hồ sơ phổ cập giáo dục.
f) Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.
g) Sổ quản lý các văn bản.
h) Hồ sơ giáo dục học sinh khuyết tật (nếu có học sinh khuyết tật học tập).
2. Đối với giáo viên
a) Kế hoạch bài dạy.
b) Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh.
c) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm).
d) Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
3. Đối với tổ chuyên môn, tổ văn phòng: Sổ ghi chép nội dung các hoạt động của tổ.
4. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học được sử dụng hồ sơ điện tử thay thế hồ sơ giấy đảm bảo yêu cầu của công tác lưu trữ và có giá trị như hồ sơ giấy.
Như vậy, hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đối với giáo viên Tiểu học bao gồm:
- Kế hoạch bài dạy.
- Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm).
- Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
Giáo viên Tiểu học có những nhiệm vụ gì theo Thông tư 28?
Căn cứ tại Điều 27 Điều lệ Trường tiểu học Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học như sau:
- Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường. Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của chương trình giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường; thường xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với cha mẹ học sinh và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh.
- Thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo quy định; trao đổi chia sẻ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.
- Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; đề nghị nhà trường trang bị các xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp để sử dụng trong quá trình dạy học.
- Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục.
- Tham gia thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở địa phương.
- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh, cộng đồng và các tổ chức xã hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
- Quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục tại điểm trường khi được hiệu trưởng phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của hiệu trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 64 2024 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân? Nghị định 64 2024 có hiệu lực khi nào?
- Bảng lương trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố 2025 chính thức? Hệ số lương Trưởng thôn 2025 là bao nhiêu?
- Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Dương lịch? Ý nghĩa của Tết Dương lịch là gì? Tết Dương lịch là Tết gì?
- Mức phạt tăng vọt trong Nghị định 168 sẽ trị được “bệnh” lái ẩu?
- Treo cờ Tổ quốc vào những ngày nào 2025? Hướng dẫn treo cờ Tổ quốc chuẩn theo quy định mới nhất?